1. Phần 1:
A. Trích nguyên văn phần 1: "Tăng đoàn Phật giáo ngay từ đầu đã vượt lên trên sự phân biệt đẳng cấp và chủng tộc, do đó có thể phát triển thành một tôn giáo thế giới. Tăng đoàn Phật giáo mang hai đặc trưng căn bản là hòa hợp ...và thanh tịnh. " giaitruphapnan.com/tang-doan-ghpgvntn-
*******
B. Nhận định phần 1:
Thanh tịnh: Chỉ có Giới mang đến sự thanh tịnh. Tu sĩ giử giới thì gọi là tu sĩ thanh tịnh. Có câu:
"Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệt trụ. Tỳ Ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt"
dịch
"Tạng giới luật còn, thì Phật Pháp còn, tạng giới luật mất thì Phật pháp cũng mất"
Cho nên Ngài Vân Thê luận rằng: "Đời nay, phần nhiều người học đạo, chỉ muốn tìm những lý huyền diệu, cao siêu, nghe cho bùi tai, luận bàn cho vui miệng mà không ưa thích giới luật, cho là củ kỷ bó buộc. Ôi ! khác nào đi tìm châu báu trên rừng, mà món báu ở nhà mình thì quăng liệng, muốn dựng tòa lầu nguy nga, mà chê cái nền là vô ích. Bảo sao, Phật pháp không suy đồi, nước nhà không nguy ngập".
Xem bài kệ trong Kinh Phạm Võng dưới đây nói thì biết, chỉ có giới luật mới mang đến sự Thanh tịnh trong đạo Phật:Kinh Phạm Võng lời tựa nói:
Giử giới tịnh thân khẫu Nhiếp lòng chánh nhớ tưởng
Đa văn sanh thật trí Do giới làm cội
Giới là kho diệu pháp Cũng là của xuất thế
Giới là tàu bè lớn Được qua biển sanh tử
Giới là ao thanh lương Tắm gội trừ nhiệt não
Giới là pháp vô uý Phá tan tà độc hại
Giới là bạn cứu cánh Được khỏi đường hiễm ác
Giới là cửa cam lồ Các Thánh đồng dạo
Giử giới lòng chẳng cao Chuyên tinh không phóng
Không chấp tướng chánh giới Cũng không lòng tà
Nên gọi giới thanh tịnh Chư Phật đồng khen ngợi
Giữ giới lòng chẳng hối Bổn nguyện đều thành tựu
Giới là hào pháp thành Ngăn được giặc phiền
Giới là tường dõng mãnh Đánh dẹp kẽ ma
Giới là châu như ý Thường cho báo khách
Giới là lầu quán tốt Dạo chơi pháp tam muội
Giữ giới là đất bằng Thiền định là nhà cửa
Hay sanh trí huệ sáng Thứ lớp được tô
Sức định huệ trang nghiêm Muôn hạnh làm khẳm đủ
Cho đến khi thành Phật Do giới làm cội gốc
Vậy nên người có trí Bền lòng quyết giử giới
Thà táng thân mất mạng Dè dặt chớ tái phạm
Xem đó thì thấy cơ sở thanh tịnh của bất cứ một tổ chức Phật Giáo đều là giới luật. Chỉ có giới luật mới có khả năng thanh tịnh hoá được mọi ô nhiễm của chúng sanh. Bất cứ người tu nào, nếu chưa đắc được giới thể thì không thể nhập được vào chánh định , do đó không thể phát sinh được chánh trí huệ. Tất cả nấc thang tu học từ tiệm tới đốn hoặc ngược lại từ đốn tới tiệm tu đều bắt buộc phải trải qua theo thứ tự ba giai đoạn 1. Giới 2. Định 3. Huệ, không thể bỏ sót, không thể nhảy vọt. Đức phật thường nói hành giả tu học phải tu hành theo thứ tự như đi lên lầu cao thời theo từng bậc thang mà bước. Do đó, giới luật là nền tảng của mọi sự tu tập vì nó có thể phá tan mọi sự ô nhiểm và làm cho hành giả được thanh tịnh.
Còn Hòa Hợp là không chia rẻ không tách riêng ra, bởi vậy có ngôn từ "phá hoại hoà hợp tăng" là chỉ người làm cho chúng tăng chia rẽ và đấu tranh lẫn nhau. Có ba nguyên nhân và 18 việc đưa đến sự không hòa hợp:
1. Nguyên nhân thứ nhất, do chư tăng vì tự tranh giành quyền lợi hoặc bất đồng ý kiến mà xảy ra sự không hoà hợp. Thí dụ như kinh A Hàm có ghi : Trong lúc Đức Phật ngự tại thành Kosambi, một vụ tranh luận xảy ra giữa 2 nhóm tỳ kheo - một nhóm giỏi về Kinh, và nhóm kia thì giỏi về Luật. Vì có một vị phạm nhầm một giới nhỏ có liên quan cách thức xử dụng phòng vệ sinh (không mang nước vào phòng vệ sinh để sẳn sau khi xài hết). Những người ủng hộ chia ra hai phe tranh đấu cải cọ với nhau để dành quyền làm chủ phòng vệ sinh nầy. Đức Phật đứng ra giàn xếp cũng không xong. Hai bên không ai nhịn ai và niềm bất hoà ngấm ngầm tiếp diễn. Đức Phật suy nghĩ: "Trong tình trạng hiện tại, đám đông người nầy cố tâm muốn lấn áp nhau khiến cho những ngày an cư kiết hạ của ta trở nên bất ổn. Hơn nữa chúng Tăng ở đây không để ý đến lời dạy của ta. Hay là ta thử rời khỏi đám đông để ẩn dật trong rừng sâu."
Liền đó không cho chư Tăng biết, Ngài một mình đi đến khu rừng Parileyyaka mà nhập hạ dưới gốc cây sala. Trong thời gian đó có một con khỉ lớn dâng quả, trái, và một con voi chúa canh gát ngày đêm. Chúng thay phiên hầu cận và lo lắng mọi sự cần thiết cho Đức Phật. Chư Tăng thấy Phật không về nên mới kinh hoàng, vội lo hòa hợp cùng nhau, đồng thời chia nhau đi tìm Phật. Khi khám phá ra Đức Phật sống trong rừng, chư Tăng mới đến sám hối để thỉnh Ngài trở về tịnh xá.
2. Nguyên nhân thứ hai, do có người có thế lực cố tình phá hoại gây ra sự chia rẽ trong Tăng đoàn. Thí dụ như Đề Bà Đạt Đa là con vua Hộc Phạn là chú của Phật. Thuở nhỏ, ông học tập cùng thái tử Sĩ Đạt Đa Nan Đà ( em cùng cha khác mẹ với Phật), vì tài năng ông xuất sắc, nên thường hay ganh tị và thường hay muốn tranh tài với thái tử Sĩ Đạt Ta (Phật).
Sau khi Phật thành đạo, Đề Bà Đạt Đa theo Phật xuất gia, trong khoảng 12 năm đầu ông siêng năng tu hành. Sau vì không được Thánh quả nên ông thối tâm sanh lòng muốn học thần thông để được lợi dưỡng. Phật không cho , Đề Bà Đạt Đa liền đến chổ Thập Lực Ca Diếp học thần thông, được thái tử A Xà Thế xứ Ma Kiệt Đà trọng đải cúng dường, Do đó , Đề Bà Đạt Đa càng thêm kiêu mạn, muốn thay Phật lãnh đạo Tăng đoàn.
Sau đó, Đề Bà Đạt Đa dẫn 500 đồ chúng thoát ly khỏi Tăng đoàn của Phật, tự xưng là Đại Sư, lập ra 5 tà pháp, cho đó là con đường đến Niết Bàn. Thế thì tại thành Vương Xá , nước Ma Kiệt Đà, Đề Bà Đạt Đa có giáo đoàn độc lập, thọ sự đãi ngộ của vua A Xà Thế , thế lực dần dần rộng lớn. Phật đã nhiều lần răn bảo chúng Tỳ kheo, chớ tham lợi dưỡng của Đề Bà Đạt Đa.
Về sau, Đề Bà Đạt Đa xúi dục thái tử A Xà Thế giết cha để đoạt ngôi, còn ông thì dựa vào thế lực của A Xà Thế mà mưu chiếm lấy Tăng đoàn của Phật. Để thực hiện ý định đó, Đề Bà Đạt Đa sai 500 người xô đá và dùng khí giới để giết Phật, nhưng chỉ có một mảng đá nhỏ văng ra làm trúng ngón chân Phật chảy máu. Lại âm mưu với vua A Xà Thế thỉnh Phật và chư Tăng vào thành Vương Xá để cúng dường, Đề Bà Đạt Đa cho người che chận hết lối đi hai bên chỉ chừa một con lộ nhỏ vừa đủ cho Phật và chư Tăng đi vào cung vua, bấy giờ mới thả một bầy voi say rượu từ đêm trước, chạy ra để sát hại Phật và chúng Tăng. Trước thế lực hung tợn và mãnh bạo của đàn voi say phóng tới, 500 vị A la hán vội vả bay bổng an toạ trên không trung, còn ngài A Nan vì không biết bay nên nắm cứng chéo y của Phật. Đức Phật dùng sức Đại từ đưa bàn tay năm ngón mở ra phía trước, đàn voi nhìn bàn tay Phật thành ra năm sư tử vương to lớn đứng án phía trước, tức thời đàn voi quy phục và quỳ xuống.
Bấy giờ, hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên khuyến dụ đồ chúng của Đề Bà Đạt Đa trở lại Tăng đoàn Đức Phật, Vua A Xà Thế cũng được sự giáo hoá của Đức Phật nên sám hối quy y, Chỉ có Đề Bà Đạt Đa là không bỏ ác tâm , lại còn có lần dùng nắm tay đánh Tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc bể đầu chết. Lần cuối cùng, một hôm nhân ngài sinh nhật của đức Phật, Đề Bà Đạt Đa nhét chất kịch độc vào 10 móng tay của mình, định bụng khi đến lễ Phật sẽ cào vào bàn chân để hại Phật. Nhưng khi đi nữa đường đến Tịnh Xá của Đức Phật thì đất nứt ra, và ông bị rút vào địa ngục lúc còn đang sống (dựa theo Đại Trí Độ Luận và Từ Điển Phật Học Huệ Quang)
3. Nguyên nhân thứ ba, do một nhóm Tăng phá giới gây ra sự rối loạn trong Tăng chúng, rồi họ tự tách riêng. Thí dụ như nhóm Lục Quần Tăng còn gọi là Lục Quần Tỳ kheo, tức gồm có sáu người cấu kết thành bè đảng, không giử luật nghi, thường làm những chuyện xấu ác. Phật căn cứ vào những hành vi của sáu vị Tỳ kheo nầy mà chế giới. Tên của sáu vị nầy các luật đều nói khác nhau. Theo Luật Tứ Phần 22, thì 6 vị là:
1. Nan đà 2. Bạt nan đà 3. Ca lưu đà di 4. Xiển na 5. A thuyết ca ( A thấp bà, Mã túc hay Mã sư) 6. Phất na bạt hay gọi là Mãn túc. Trong 6 người nầy thì Mã sư và Mãn túc là 2 vị thượng thủ. Theo Luật Ma Ha Tăng Kỳ 7, 15 thì nhóm Lục Quần Tỳ Kheo là vây cánh bè đảng của Đề Bà Đạt Đa.
Ngoài ra còn có một nhóm sáu Tỳ kheo ni khác gọi là Lục Quần Ni. Như nhóm Lục Quần Tăng, nhóm 6 người Lục Quần Ni nầy cũng kết bè đảng, làm những việc xấu ác. Phật nhân đó chế giới cho Tỳ Kheo ni, nhưng tên các vị nầy không thấy ghi lại trong các kinh luật. (dựa theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang)
Trong quyển Cương Yếu Giới Luật do Ngài Thích Thiện Siêu soạn, trang 92 có ghi 18 việc đưa đến sự phá hoà hợp tăng chúng : (tôi có thêm phần giải thích cho rỏ nghĩa)
1. Pháp nói là phi pháp (như Tám Thánh Đạo là con đường duy nhất đưa đến Niết Bàn thì cho là không phải hoặc không duy nhất)
2. Phi Pháp nói là Pháp (trái với trên: Thường kiến, Đoạn kiến cho đến 62 tà kiến)
3. Luật, nói là phi luật (tám Thánh Đạo là nền tảng của luật , lại nói không phải, hoặc 4 Thánh chủng là luật, lại cho là không phải luật)
4. Phi luật nói là luật (Giới kiến thủ, giới cấm thủ )
5. Phạm nói là không phạm
6. Không phạm nói là phạm
7. Phạm khinh nói là phạm trọng
8. Phạm trọng nói là phạm khinh
9. Phạm hữu tàn nói là vô tàn (tàn là dư tàn, còn tội Ba La Di không thể sám hối nên gọi là vô tàn)
10. Phạm vô tàn nói là tàn ( trái lại trên)
11. Tội thô ác nói là phi vô ác
12. Tội phi thô ác nói là thô ác
13. Thường sở hành nói là phi thường sở hành (pháp thường sở hành chỉ cho Tám Thánh Đạo; pháp phi thường sở hành chỉ cho 5 điều tà pháp của Đề Bà Đạt Đa)
14. Phi thường sở hành nói là Thường sở hành (ngược lại số 13)
15. Chế nói là phi chế ( điều luật Phật cấm nói là không phải cấm chế)
16. Thuyết nói là phi thuyết (những điều chính Phật giảng thuyết thì nói không phải của Phật nói, như chê kinh A Di Đà, kinh Đại Tạng hay những bộ kinh khác là không phải Phật nói)
17. Phi thuyết nói là thuyết
18. (sách in bị thất thoát điều 18 ?)
Đó là ba nguyên nhân và 18 điều gây ra sự không hoà hợp trong Tăng đoàn. Tất cả là do các sư phá giới và tự chia rẽ hay âm mưu hãm hại vị lãnh đạo để chiếm lấy Tăng đoàn, chớ không phải do Đức Tăng Thống tẩn xuất hay cất chức các sư phá giới mà gọi là " không hoà hợp Tăng" . Theo trong Luật tạng , các tăng sư thanh tịnh không thể ở chung và tu chung với các tăng phá giới, vì như thế là vi phạm luật Phật , và củng bị phạm giới. Trong quyển Thiện Ác Nghiệp Báo , trang 319( Chư Kinh Yếu Tập) có ghi việc Phật trách phạt ông Tân Đầu Lư phải ra khỏi cõi Diêm Phù và không được nhập Niết Bàn như sau:
"Xưa kia, trưởng giả Thụ Đề Già làm bát bằng gỗ chiên đàn, đặt trong túi lưới, treo trên trụ ngà voi, nói:
- Nếu Sa môn hay Bà la môn nào không dùng thang, sào mà lấy được thì tặng cho người đó.
Hàng ngoại đạo biết được, biến hiện thần thông để lấy, nhưng đều bất lực lắc đầu bỏ đi. Ông Tân Đầu Lô nghe việc nầy, hỏi tôn giả Mục Kiền Liên:
- Thật có việc đó không ?
Ngài Mục Kiền Liên đáp:
- Đúng thế !
Ông Tân Đầu Lô nói:
- Ngài là bậc sư tử hống, đến lấy đi !
Ngài Mục Kiền Liên sợ Phật quở trách nên không dám đi lấy. Ông Tân Đầu Lô liền đến nhà trưởng giả, rồi nhập thiền định, từ chổ ngồi duổi tay ra lấy bát.
Theo Luật Tứ Phần :" Lúc ấy, tôn giả ngồi trên tảng đá vuông lớn, bay trên hư không lấy bát rồi trở về. Đức Phật biết, quở trách:
- Tỳ kheo vì bát của ngoại đạo mà hiện thần thông trước người chưa thụ giới. Từ nay cho đến trọn đời, ông không được ở trong cõi Diêm Phù Đề !
Như thế ông Tân Đầu Lư theo lời Phật dạy, đến châu Tây Cù Na Di để giáo hoá bốn chúng, truyền bá Phật pháp. Bốn chúng đệ tử ở cõi Diêm Phù Đề nếu muốn gặp tôn giả, thì đến bạch Phật. Phật cho phép trở về và cho phép hiện thần thông nhưng không được nhập Niết Bàn, dạy ông phải làm phúc điền cho bốn chúng đời sau. Tôn giả Tân Đầu Lư cũng tự phát nguyện, nếu như khắp thiên hạ có ai thỉnh cầu thì Ngài sẽ nhận lời đến ngay.
Trong Kinh Thỉnh Tân Đầu Lư, ghi: " Các vị ưu bà tắc, quốc vương, trưởng giả ở Ấn Độ , mỗi khi thiết trai cúng dường thường thỉnh Ngài Tân Đầu Lư. Lúc thỉnh tôn giả phải ở nơi thanh tịnh, đốt hương lễ lạy, hướng về núi Ma Lê , Ấn Độ, thành tâm đọc rằng :" Đại đức Tân-đầu-lô-phả-la-đoạ-thệ theo lời Phật dạy làm phúc điền ở đời mạt pháp, xin Ngài hảy nhận lời thỉnh cầu của con đến nơi nầy thụ trai "
Hoặc khi xây cất nhà cửa mới cũng nên thỉnh :" Xin Ngài nhận lời thỉnh cầu của con đến nghỉ trên giường nhà nầy"
Hoặc khi thỉnh chúng tăng đến tắm rửa , trước tiên cũng thỉnh Ngài : "Thỉnh Ngài hảy đến đây tắm rửa " Lúc trời sắp sáng thì chuẩn bị nước nóng hoà với hương thơm, bột thơm, xà phòng, cây chà răng, dầu thơm, pha nước ấm giống như cách thức tắm của người, mở cửa mời vào, rồi đóng lại, đợi bằng khoảng thời gian của một người tắm xong, sau đó mới thỉnh chúng tăng vào.
Khi tổ chức trai hội, tắm rửa , muốn thỉnh tăng , thí chủ phải hết lòng cầu giải thoát, tâm không nghi ngờ, mê mờ, lòng tin tuyệt đối thanh tịnh, rồi sau đó mới thỉnh" Còn nhiều chuyện cảm ứng phước điền cho thí chủ về nghi thức thỉnh Ngài Tân Đồ Lư, nhưng văn dài không kễ. Ai có muốn biết thêm thì tìm đọc quyển Thiện Ác Nghiệp Báo ( Chư Kinh Yếu Tập) thì rõ. Vì thế trong khi tu hành, hành giả cần phải thận trọng và tuân giử giới luật thì có nhiều điều lợi ích và tránh được mọi sự đáng tiếc xảy ra như trường hợp của Ngài Tân Đầu Lư.
Những tăng, ni chưa phạm giới nếu ở chung , sinh hoạt chung, tu chung với tăng, ni đã phạm giới thì đồng phạm giới. Điều đó được ghi chép lại trong Kinh Đại Niết Bàn, phẫm Kim Cang Thân như sau:
"Phật nói: Nầy Ca Diếp ! Tăng chúng có ba hạng : một là phạm giới tạp tăng, hai là ngu si tăng, ba là thanh tịnh tăng. Hạng phá giới tạp tăng, thời dễ phá hoại. Hạng thanh tịnh trì giới thời lợi danh không làm hư hoại được.
Thế nào là phá giới tạp tăng ? Nếu thầy tỳ kheo dầu là giử gìn giới cấm, mà vì cầu lợi nên cùng với người phá giới ở chung , đây gọi là phá giới cũng gọi là tạp tăng.
Thế nào là ngu si tăng ? Nếu có tỳ kheo ở nơi A Lan Nhã ( thanh vắng), nhưng tâm trí tối khờ đần độn, thiểu dục đi khất thực . Đến ngày thuyết giới. ngày tự tứ, bảo các đệ tử thanh tịnh sám hối. Thấy người không phải đệ tử phạm giới, không có thể bảo thanh tịnh sám hối, mà bèn chung thuyết giới tự tứ. Đây là hạng ngu si tăng (trang 125)
Thế nào là thanh tịnh tăng ? Có tỳ kheo tăng không bị trăm ngàn loài ma làm trở hoại. Đại chúng Bồ Tát nầy có bổn tánh thanh tịnh, có thể điều phục lại bộ chúng trên làm cho đều an trụ trong chúng thanh tịnh (trang 127).
Một điểm chú ý ở đây là Phật giáo là một tôn giáo tự nó mang sẳn tính chất bình đẳng cho mọi giai cấp và cho mọi chúng sanh mà không cần phải đặt thành vấn đề để nghiên cứu hay bình luận trong thế kỷ hiện nay, vì các Phật tử đến chùa đều biết mọi loài chúng sanh đều có Phật Tánh, cho nên trong Kinh Pháp Hoa nói:
- Khi Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát qua đến chổ của tứ chúng cố chấp nơi pháp kia mà bảo đó rằng : " Ta chẳng dám khinh quý Ngài. Quý Ngài hành đạo đều sẽ được thành Phật". Những người đó nghe Bồ Tát nói thế, thì khinh huỷ mắng nhiếc. Bất Khinh Bồ Tát hay nhẫn thọ . Khi tội Bồ Tát hết rồi, đến lúc mạng chung được nghe kinh Pháp Hoa, sáu căn thanh tịnh, do sức thần thông thêm dài thọ mạng, lại vì mọi người mà nói rộng kinh nầy. Vì diễn nói kinh nầy mà được vô lượng phước, lần lần đủ công đức mau thành Phật Đạo. Bất Khinh Bồ tát thuở đó chính là thân Ta" ( Kinh Pháp Hoa- Phẩm Thường Bất Khinh)
2. Phần 2:
A. Trích nguyên văn phần 2: "Vì vậy, nó có khả năng dung chứa và thuần hóa mọi giai tầng trong xã hội khi gia nhập Tăng đoàn, tuyệt đối không có một sự kỳ thị nào.
Sau khi xuất gia, nguồn gốc giai cấp, gia tộc của vị Tỳ kheo không còn quan trọng nữa. Quả thực, như các sông lớn Gangà, Yamunà, Aciràvati, Saràbhù và Mahì đều mất danh tánh khi chúng đổ vào biển cả. Cũng vậy, mọi người trong bốn giai cấp đều mất danh tánh trong Tăng đoàn của đức Phật và từ đó về sau được gọi là sa môn Thích tử. Tỳ kheo là một thành viên của một hội chúng Sa môn không giai cấp.
Trong Tăng đoàn Phật giáo, tất cả bốn giai cấp đều có mặt bởi quan niệm bình đẳng về khả năng tu tập giải thoát khổ đau, cũng như từ bốn ngọn lửa có các loại nhiên liệu củi gỗ khác nhau vẫn bùng lên bốc ngọn lửa giống nhau. Đức Phật dạy rằng: Tất cả mọi người đều phải đọa địa ngục vì ác nghiệp của mình. Cũng vậy, tất cả đều có khả năng phát triển phước nghiệp và từ tâm.
Tuy nhiên, đức Phật không hề có chủ trương chống lại hệ thống giai cấp của xã hội đương thời. Ngài khéo léo đưa ra cái nhìn như thật đầy trí tuệ về sự cấu thành các giai cấp. Theo Ngài, các giai cấp được hình thành do quy luật tự nhiên về tái sanh và hạnh nghiệp. Giai cấp là một phần kết quả nghiệp quá khứ, mỗi người đều tạo được vị trí xã hội riêng do nghiệp hay hành động của mình. Đức Phật dạy:
“Các loài hữu tình vừa là chủ nhân của nghiệp (kamma), vừa là kế thừa nghiệp, nghiệp là thai tạng từ đó họ sinh ra, họ là quyến thuộc của nghiệp, vừa là cư trú trong nghiệp của mình. Nghiệp phân chia các loài hữu tình thành các hạng hạ liệt và ưu thắng”.
Tăng đoàn Phật giáo không hề đặt ra bất cứ điều lệ nào về nguồn gốc xã hội đối với những thành viên đã gia nhập nếp sống phạm hạnh. Do vậy, người ta thường cho rằng sự kiện đức Phật mở rộng cánh cửa Tăng đoàn chính là một cuộc cách mạng tư tưởng xã hội có ý nghĩa nhất. Một cuộc cách mạng bắt đầu bằng việc cải thiện con người, mà không phải chú trọng đến việc cải tạo các thể chế xã hội. Điều này cũng có nghĩa là, nếu không có cuộc cách mạng con người thì không có cuộc cách mạng xã hội.
Tăng đoàn Phật giáo vốn dĩ là một tập thể sống hòa hợp, bình đẳng và thanh tịnh để cùng nhau tu tập giải thoát. Trong ý nghĩa này, Tăng đoàn Phật giáo tất nhiên không mang màu sắc kỳ thị giới tính.
Thật vậy, trong Tăng đoàn Phật giáo, vai trò của Tỳ kheo ni cũng nổi bật như vai trò của các Tỳ kheo. Nếu chúng Tỳ kheo có các đại đệ tử như Sàriputta, Moggalàna…, chúng Tỳ kheo ni cũng có các đại đệ tử sáng chói như Dhammadinna, Khemà…. Điều này cho thấy, mọi thành viên của Tăng đoàn khi nỗ lực thực hành Giới-Định-Tuệ đều có khả năng chứng đắc Thánh quả như nhau. Mọi người đều có quyền bày tỏ quan điểm của mình trước hội chúng.
Chúng ta có thể tìm thấy không khí sinh hoạt đầy ấn tượng của Tăng đoàn ở buổi sơ khai qua Trưởng lão Tăng kệ (Theragàthà) và Trưởng lão Ni kệ (Therigàthà). Sự nhiệt tình tu tập mà đức Phật khơi dậy trong lòng các đệ tử, niềm lạc quan về Tăng già nguyên thủy trên con đường cứu khổ, niềm hân hoan về thực chứng tâm linh và niềm duyệt hỷ về giải thoát, tất cả mọi tâm trạng ấy đều ghi lại một cách sinh động ở đó.
Một điều cần lưu ý rằng, trong suốt hành trình độ sinh, đức Phật giáo hóa rất nhiều vị Thánh đệ tử, nhưng ngài không trao cho các vị ấy một quyền uy hay cấp bậc nào. Vì rằng, Ngài đã từ chối thiết lập hệ thống giai cấp có chức quyền trong giáo hội nên ngài đã không giao Tăng đoàn cho bất cứ một vị nào lãnh đạo. "
*******
B. Nhận Định phần 2:
Đây là điểm trọng yếu nhất trong bài viết của ông. Điều ông nói chỉ đúng có phân nữa mà thôi , và không hiển lộ được ý Phật. Mặc dù Đức Phật không giao Tăng Đoàn cho bất cứ ai , tuy nhiên Ngài cũng không ngăn cấm sự thành lập mọi tổ chức Giáo Hội Phật giáo như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hiện nay, miễn sao vì nhu cầu chúng sanh mà Giáo Hội hoằng pháp lợi sanh hợp đúng với 37 phẫm Trợ Đạo, trong đó lấy tiêu chuẩn Tứ Chánh Cần làm đội tiền phong xung kích, mà chổ qui hướng lại là Bát Chánh Đạo. Vậy thế nào là Tứ Chánh Cần ( còn gọi là Tứ Đoạn)
1. Việc ác đã sanh thì tinh tấn tu hành diệt trừ cho hết sạch tận gốc, tức các ác pháp sanh khởi đã đoạn nay lại được đoạn, nên gọi là Đoạn Đoạn.
2. Việc ác chưa sanh thì tu hành tinh tấn làm cho đừng sanh, tức kiên trì giới luật, gìn giử oai nghi, không để cho việc ác sanh khởi, nên gọi là Luật Nghi Đoạn
3. Việc thiện chưa sanh thì tinh tấn tu hành để nó sanh, tức đối với chánh đạo vô lậu tuỳ duyên hộ niệm , khiến cho chánh đạo trong lòng mình phát sanh, nên gọi là Tuỳ Hộ Đoạn.
4. Những việc thiện đã sanh thì siêng năng tinh tấn là cho tăng trưởng lớn mạnh, tức là tu tập chánh đạo khiến cho chánh pháp nầy tăng trưởng, tự nhiên tự có sức đoạn trừ các hoặc lậu bất thiện, nên gọi là Tu đoạn. (dựa theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang)
Người Phật tử tại gia chỉ cần tu bốn Pháp Chánh Cần nầy tức có công đức bao trùm hết các pháp Nhân và Thiên đạo. Xưa kia trong Nho giáo có ông Trình tử có một tớ gái nhan sắc xinh đẹp, thân thể dịu dàng quyến rủ đứng hầu khi ông viết sách, tuy nhiên mắt ông không bao giờ ngó ngay tớ gái đó, và lại còn làm ra hai lọ đậu, một lọ đựng đậu đen còn lọ kia thì đựng những hạt đậu trắng. Mổi hạt đậu đen được bỏ vào lọ là do một việc ác; còn một hạt đậu trắng được bỏ vào lọ kia là do có một việc lành. Sau một thời gian ông trút hai lọ đậu ra để đếm hột, ban đầu thì số đậu đen nhiều hơn số đậu trắng, nhưng dần dần do lòng siêng năng tinh tiến, số đậu trắng lại nhiều hơn số đậu đen , và cuối cùng số đậu đen không còn nữa. Vì những bằng chứng đó mà thế nhân suy tôn ông là Thánh nhân trong Khổng Đạo. Tu thân trong nhân đạo và thiên đạo chỉ là một phần nhỏ của pháp Tứ Chánh Cần vì việc thiện ác trong nhân và thiên đạo không tự trọn nghĩa.
Vậy thế nào gọi là ác? Thế nào gọi là thiện ? Trong pháp thế gian tự nó không có tiêu chuẩn rỏ ràng, nhưng trong Phật giáo thì tiêu chuẩn thiện ác rỏ ràng như Ngài Trung Phong dạy: " Việc làm nào có ích cho mình và người là thiện. Trái lại, nếu chỉ lợi mình tổn người, tuy kính trọng người cũng vẫn là ác. Thế nên làm lành mà đem sự lợi ích cho người là công, và công tức là chân. Còn duy cầu lợi riêng của mình là tư, đã tư tức là giã. Lại việc lành tự đáy lòng phát ra là chân, làm theo thói quen bên ngoài là giã; không chấp tướng mà làm là chân, có chấp tướng mà làm là giả. Cứ theo mấy điểm ấy xét ra, sẽ tự hiểu" (Phật Học Tinh Yếu, Thiên Thứ Ba- Thích Thiền Tâm - trang 197)
Tăng đoàn mà ông theo đuổi bấy lâu nay là thật hay là giả, là chơn hay ngụy? là ác hay thiện? có lợi ích cho mình cho người hay không có lợi ích cho mình cho người? Hửu xạ tự nhiên hương, cổ nhân có câu:
"Nước chảy bên đá, trôi ra lạnh.
Gió từ trong hoa, thổi đến thơm"
Thế nào là Bát Chánh Đạo? Đây là lộ đến Niết Bàn. Người tu đạo nếu không noi theo đây, dù có thực hành bao nhiêu pháp thiền quán hay Mật ngôn, hoặc thanh tịnh giới luật cũng không thể nghiệm chứng được quả vị Niết Bàn vô vi tịch tĩnh. Kinh có nói một câu chuyện. Một hôm hai Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên trong chuyến du hành từ Đại Địa Ngục trở về, Ngài Xá Lợi Phất đi trước. Trên đường đi về Tịnh Xá, một đám ngoại đạo phái Lõa Hình đón đường Ngài Xá Lợi Phất lại và hỏi: "Ông có công nhận đạo của chúng tôi có bốn quả Sa môn ( tứ thánh) không?" Ngài Xá lợi Phất mới trả lời như Phật đã dạy:"Nơi đâu có Bát Chánh Đạo thì nơi đó có 4 quả Sa môn". Bọn ngoại đạo vui vẽ nói :" Chúng tôi cũng có Bát Chánh Đạo vậy nên chúng tôi có Sa môn quả" nói xong , chúng để Ngài bước đi. Đến lượt Ngài Mục Kiền Liên phía sau đi tới, chúng chận Ngài Mục Kiền Liên lại và cũng hỏi như trên :" Ông có công nhận chúng tôi có bốn quả Sa môn không?" Ngài Mục Kiền Liên trả lời:" Đạo giáo các ông làm gì có người chứng quả sa môn. Thầy của các ông đang còn ngồi trong Đại Địa Ngục, có nhờ tôi chuyển lời đến cho các ông bảo rằng đừng cúng kiến cho ông ta nửa, vì ông càng lãnh thêm tội nặng" bọn tu sĩ Lõa Hình không chịu hỏi lại, nhào tới dùng sức mạnh đánh Ngài Mục Kiền Liên đến gần chết. Khi Ngài Xá Lợi Phất quay trở lại bồng Ngài lên thì xương cốt của Ngài Mục Kiền Liên đã gảy hết rồi. Bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất mới hỏi :" Ôi đau lòng quá ! tại sao ông không dùng thần thông mà bảo vệ mình ?" Ngài Mục Kiền Liên mới nói :" Nghiệp lực đã đến, Thần còn không định được, huống chi là Thông". Sau nầy cổ nhân mới làm thành câu : "Thông minh bất năng địch nghiệp, phú quý khởi miễn luân hồi". Có nghĩa là: có thần, thông như Ngài Mục Kiền Liên mà tránh không nổi nghiệp lực; giàu sang phú quý như Vua A Dục, trưởng giả Cấp Cô Độc cũng không thể miển được cái chết luân hồi.
Vậy Bát Chánh Đạo là gì? Đó là tám pháp tu mầu nhiệm của Phật Giáo, còn gọi là Đạo hay Đạo Thánh Đế gồm có:
1. Chánh Kiến: Là Đế Kiến, tức thấy khổ là khổ , tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo, có nghiệp thiện ác, có nghiệp báo thiện ác, có đời nầy đời sau, có cha mẹ, trong thế gian có bậc chân nhân đi đến cõi lành, đi theo đường lành, hướng về điều lành, ở đời nầy đời sau sẽ thành tựu được tự giác tự chứng.
2. Chánh Tư Duy: Là Đế Niệm, còn gọi là Chánh phân biệt hay Chánh giác. Chánh giác là sự suy nghĩ đúng với lẽ phải, có lợi cho mình và có lợi cho người khác. Suy nghỉ những hành vi lầm lỗi, những tâm niệm xấu xa cần phải sửa cải, nên gọi là "sân giác". Suy nghỉ giới, định, huệ để tu tập giải thoát gọi là "dục giác". Suy xét vô minh là nguyên nhân của mọi sự đau khổ, là nguồn gốc của mọi tội ác, tìm phương pháp đúng để tu hành giải thoát nên gọi là "hại giác".
3. Chánh Ngữ: Là Đế ngữ, Chánh Ngôn, tức là lìa sự nói dối, nói đâm thọc, nói hai lưỡi, nói ác, nói thêu dệt...
4. Chánh Nghiệp: là Đế Hạnh, còn gọi là Chánh Hạnh, tức lìa các sự tà hạnh như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối nhẫn đến mọi giới luật Phật được thọ nhận.
5. Chánh Mạng: là Đế thọ, tức bỏ Tà mạng như chú thuật, bói toán, coi bài , xin quẻ, dị đoan... Chánh mạng là cầu y phục, ăn uống, giường chõng, thuốc men, các đồ vật và phương tiện sinh sống một cách đúng pháp.
6. Chánh Tinh Tấn: là Đế Pháp, còn gọi là Chánh phương tiện hay Chánh trị, tức là phát nguyện ác pháp đã sanh khiến bị đoạn dứt, ác pháp chưa sanh khiến chẳng khởi, thiện pháp chưa sanh khiến đặng sanh, thiện pháp đã sanh khiến tăng trưởng đầy đủ. Nghĩa là nguyện bỏ các điều ác, siêng làm các điều thiện.
7. Chánh Niệm: là Đế Y. Đây là y theo quán niệm Tứ Niệm Xứ: Thân , Thọ , Tâm , Pháp làm căn bản cho mọi sự tu học.
8. Chánh Định: là Đế Định. Tức là xa lìa các pháp ác ở cõi Dục, thành tựu Sơ Thiền cho Tứ thiền. (Từ Điển Phật Học Huệ Quang)
Ở trên là nói pháp tu Tứ Chánh Cần và Bát Chánh Đạo trong khuôn khổ Tiểu Thừa Phật Pháp, còn trong Đại Thừa thì pháp tu 37 phẫm Trợ Đạo nầy mở rộng qua pháp tu Vô sở đắc trong Bồ Tát Đạo nội nghĩa thậm thâm, đây văn nhiều nên không nói.
Vả lại sự thành lập Giáo Hội là do nhu cầu bảo vệ tánh chất độc lập và thuần túy đạo pháp Phật Giáo, không đễ cho bất cứ thế lực độc tài đảng trị chi phối và lãnh đạo. Tuy nhiên, dù là Giáo Hội hay mọi tổ chức Tăng đoàn đều phải bảo đảm Giới Luật không bị thất thoát hay bị sửa đổi, và mọi cá nhân phải Y Pháp Phụng Hành, thì đó là một Giáo Hội hay một Tăng đoàn đúng nghĩa trong Phật Giáo. Ngược lại, những tăng sư trong Giáo Hội hay Tăng đoàn là những người phá giới, hoặc sống chung , sinh hoạt chung , tu chung với những tăng sư phá giới thì Tăng đoàn đó không phải là Giáo hội hay Tăng đoàn đúng nghĩa trong Phật giáo.
3. Phần 3:
A. Trích nguyên văn:"Ngài tin rằng không ai có thể làm nơi nương tựa cho người khác, chỉ có pháp và luật làm chỗ nương tựa cho Tăng chúng, mỗi kỳ Bố tát chúng tăng nhóm họp lại và y cứ giới luật Phật chế để biết ai sống đúng pháp hay không mà xử sự và sách tấn lẫn nhau.
Tuyệt đối, Tăng chúng không ai có thể đủ uy quyền để quyết định mọi việc và giáo pháp này khô...ng dành riêng cho cá nhân nào. Do vậy trong giáo hội, các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni được giao phó những trách nhiệm để mỗi người tự hoàn thành, chứ không phải giao cho họ một quyền lực để quyết định người khác. "
**********
B. Nhận Định phần 3:
Mỗi một tổ chức Giáo Hội hay Tăng đoàn luôn luôn có hai phần: Phần hành chánh và phần luật Phật.
1. Phần Hành Chánh: Mọi quy định trong bảng Hiến chương là luật lệ hành chánh. Thí dụ như GHPGVNTN lấy bản hiến chương năm 64 và bản tu chính năm 73 làm luật hành chánh, Còn Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng tuyên bố lấy 2 bản hiến chương nầy làm luật hành chánh , trừ ra chức Tăng Thống. Vì là luật hành chánh nên Đức Tăng Thống có quyền lực tối cao để bổ nhiệm cũng như cho ngưng chức của mọi tăng sư nếu ngài thấy bất lợi cho Giáo hội. Tuy nhiên, lãnh vực hành chánh chỉ nằm trong phạm vi bổ nhiệm và cất chức. Còn việc tẩn xuất một vị tăng phạm tội Ba La Di, nếu luật pháp thế gian chưa buộc tội , thì vị phạm tội Ba La Di đó phải được chuyển qua Viện Giới Luật giám định. Còn nếu luật pháp quốc gia đã kết tội "Ba La Di" rỏ ràng thì đương nhiên vị tăng phạm tội đó là Tăng Phạm tội Ba La Di thật sự, bởi vì Giới Luât Viện không thể đi ngược lại quốc pháp.
2. Phần Luật Phật: Mọi tăng sư tu hành dù ở trong một tăng đoàn như các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, hoặc bên ngoài tăng đoàn như Ngài Ca Diếp tu hạnh Đầu Đà, mỗi mỗi đều tuân theo điều Phật dạy, lấy giới luật làm đầu, thưởng phạt công minh, lớn nhỏ rỏ ràng, đâu đó thứ tự , người tu sau phải tôn trọng người tu trước, ni dù tu lâu cũng phải cung kính thỉnh lể tăng dù là mới thọ giới cụ túc, ni phải kính tăng, phàm phải kính thánh, có tội lỗi thì sám hối và chịu phạt với những bậc thầy. Mỗi mỗi lấy việc sữa mình làm trước, giữ giới làm đầu, cho nên mới gọi là oai nghi trong ba cõi, phước điền cho chúng sanh, những bậc xứng đáng hưỡng thọ sự cúng dường của hai cõi nhân thiên. Chớ có lý đâu như ông tự ý luận bàn, mỡ miệng ra buông lời bình đẳng, không kính trọng những bậc trưởng lão oai đức, kẽ mới tu thì cho ngang hàng với người đắc đạo, người phạm lỗi được tự do vênh váo với bậc thiện lành. Xem chốn thanh tịnh tu hành như như chổ hội họp, chè nước xướng ca.
Bố tát là nói chúng tăng nhóm hợp định kỳ mà tụng giới, còn những việc vi phạm về giới luật thì phải có những bậc trưởng lão có đức độ mà tác Pháp Yết Ma. Nếu không có đủ số các bậc tỳ khưu oai đức thì một vị tăng nghiêm trì giới luật cũng có quyền trách phạt vị tăng phạm giới như Kinh Đại Niết Bàn nói:
Kinh Đại Niết Bàn Phẫm Trường Thọ: " Nơi nào có Tỳ kheo trì giới đầy đủ oai nghi hộ trì chánh pháp, thấy người hoại pháp bèn có thể khu khiển quở trách trừng trị. Phải biết tỳ kheo ấy đặng phước đức vô lượng không thể tính kễ.
Ví như quốc vương chuyên làm việc bạo ác, rồi mang bịnh nặng. Vua nước làng giềng nghe biết tình hình đem binh đến đánh, trách tội muốn giết. Vua ác ấy vì không thế lực, sợ hải ăn năn chừa lổi mà làm lành. Vua láng giềng kia được phước vô lượng. Cũng vậy, tỳ kheo giữ phép khu khiển quở trách người phạm giới cho họ chừa lỗi làm lành thời đặng phước vô lượng.
Ví như nhà cửa ruộng vườn của ông trưởng giả mọc lên những cây gai độc, trưởng giả biết được bèn chặc đốn sạch cả.
Ví như người trai trẻ đầu có tóc bạc, vì hổ thẹn nên nhổ bỏ, chẳng cho ra dài.
Cũng vậy, tỳ khưu giử pháp thấy có người phá giới, bèn khưu khiển quở trách cử tội. Tỳ kheo nầy là đệ tử của Như Lai, là chơn thật Thanh Văn. Nếu thấy mà bỏ qua thì nên biết tỳ kheo nầy là người hại Phật Pháp (Kinh Đại Niết Bàn, Phẫm Trường Thọ, quyển 1, trang 101)
Phật còn khuyến khích cho sự xử trị các Tăng Phạm giới hoặc không tu học các giáo pháp, mà theo bả lợi danh, lo tìm kiếm tiền bạc, cộng tác với thế lực gian ác, thù nghich có âm mưu phá hoại lại thầy tổ , giáo hội như sau:
"Nếu người nào không tu học ba phẫm (giới, định, huệ) nầy, lười biếng phá giới, huỷ hoại chánh pháp , thời vua quan , bốn bộ chúng phải nên nghiêm trị.
Nẩy Ca Diếp ! Như vậy các vua quan, bốn bộ chúng, có mắc tội chăng?
Ca Diếp Bồ Tát thưa: Bạch Thế Tôn Không
Phật nói: " Các vua quan và bốn bộ chúng ấy còn không có tội, huống là Như Lai" (Phẫm Trường Thọ, quyển 1, trang 103)
Đức Phật nói: " Nầy Ca Diếp ! sau khi ta nhập Niết Bàn, đời trược ác, cõi nước hoang loạn, đánh cướp lẫn nhau, nhơn dân đói khỗ. Bấy giờ có người vì đói khổ nên phát tâm xuất gia, người như vậy gọi là người trọc. Hạng trọc ấy thấy thầy tỳ kheo thanh tịnh giữ giới oai nghi đầy đủ, hộ trì chánh pháp , bèn xua đuổi hoặc giết hại" Vì vậy trong thời mạt pháp, Ngài mới cho phép một tỳ kheo oai đức được phép trừng trị các ác tỳ kheo.
Như vậy biết tâm không trụ tức là tu hành. Cứu người hơn cứu hoả . Trong quyển Nguồn Thiền Dẫn Giải, có người hỏi tổ Khuê Phong Tông Mật phương pháp tu hành, Ngài nói : "Chỉ tuỳ việc đương thời , ứng hợp cơ đương thời đâu có Pháp nhất định tên A Nậu Bồ Đề, đâu có hạnh nhất định tên Ma Ha Bát Nhã, chỉ cốt tình , không khởi nghĩ, ý không suy tính, tâm không phát sanh , huệ không chổ trụ, tức là chơn tánh, chơn giải, chơn tu, chơn chứng" Phật dạy quên thân bỏ ngã, chủ yếu là chổ không chấp tướng mà không phạm giới, chứ Ngài đâu có dạy tự sát bao giờ. Gặp người muốn hại mình thì mình phải dùng phương tiện tự vệ, rồi sau đó mới ra đến pháp luật để phân biệt trắng đen phải trái; còn nếu như để cho chúng giết mất rồi thì phải trái biết nói cùng ai? Các tăng sư V Đ, V L, Ch L, và cư sĩ Giác Đ âm mưu phản nghịch, truất phế tăng thống bất thành, bị cất chức xong bỏ chạy. Chung quanh ngài Tăng Thống sở dĩ không còn có một tăng sư giới đức thì Ngài phải tự làm việc cất chức nầy, vả lại việc nầy thuộc về hành chánh Hiến chương , chớ có gì đâu mà gọi là phạm luật ? Vã lại ông Ch L đã bị pháp luật thế gian tuyên án là có tội, thì cần gì phải qua pháp Yết Ma. Dẫu pháp yết ma có lập thì cũng cho ông ta được sám hối thôi , rồi thì tự trả giới lại cho Giáo Hội. Chớ chẳng lẽ lập pháp yết ma đễ xử ngược lại luật pháp quốc gia? Do đó cố chấp kinh điển mà không hiểu nghĩa thì hoá ra phỉ báng lại lời Phật dạy, đó chính là ma thuyết. Vì sao? là vì ôm học kinh điển đến đau đầu loạn tưởng mà không đem ý Phật dạy trong kinh ra áp dụng tu hành, lại còn cóp nhóp năm ba chử , tự ý tán bàn cho sai lạc lời Phật dạy, cho nên gọi là hạng cuồng huệ.
Về Luật Tăng Đoàn; là nói về Oai Nghi môn (Sa Di Luật Giải)
1. Thế nào là thanh tịnh, 250 giới: Kinh nói:
"Do trì tịnh giới nhi phạm hạnh Cụ Túc,
đường đường tăng trưởng,
chúng đức oai nghiêm,
cố linh nhơn khả uý
dịch
Bởi giử tịnh giới, hạnh tốt đầy đủ ,
rở rở tăng tướng các đức oai nghiêm,
nên khiến người khả kính,
như thế mới thật là đạo phẫm kẻ xuất gia,
vị sư phạm cõi trời, cõi người vậy
Nên có câu:
Tịnh hạnh thành ư đạo nghi
Thanh bạch viên, ư giới phẩm
dịch
Tịnh hạnh thành, nhờ đạo nghì
Trong sạch tròn , nhờ giới phẩm
Cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói:
"Cụ túc thọ trì oai nghi giáo pháp,
Năng linh Tam bảo bất đoạn thị dã"
dịch
Tăng Đoàn phải có:"Giữ gìn trọn đủ, phép dạy oai nghi,
hay khiến ngôi Tam Bảo chẳng đoạn phải vậy" ( Sa di luật giải, trang 165)
4. Phần 4:
A. Trích nguyên văn phần 4:"Điều này nói lên rằng, Tăng già không phải được cai quản bởi phán định của các phần tử trong Tăng mà bởi pháp và luật do Phật chế ra cho tăng noi theo, Tỳ kheo không xử sự Tỳ kheo, pháp luật xử sự Tỳ kheo.
Sau khi Phật niết bàn, các Tỳ kheo nương tựa mình và nương tựa pháp để tu tập, tiếp tục sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp .
*******
B. Nhận Định phần 4:
Chớ nên hiểu "nương tựa Pháp" là "nương tựa kinh" không thôi, mà đây chính là "nương tựa vào Pháp Tạng", nghĩa là tất cả các kinh, luật, và luận của Phật, Bồ tát , và các chư vị Tổ sư đã giảng.
Trong Kinh Đại Niết Bàn, Phẫm Di Giáo có ghi :" Phật nói, giờ Niết Bàn đã đến, Ta tóm tắt dạy bảo như vậy. Ông A Nan nghe lời Phật dạy, thân rung tâm động, buồn khóc, nghẹn ngào, mê muội té xuống trước mặt Phật như người chết. Lúc đó ngài A Nậu La Đà an ủi A Nan rằng : Đừng quá nên sầu khỗ như vậy ! Đã đến giờ Đức Như Lai Nhập Niết Bàn, ngày nay dầu có Phật, ngày mai thời đã không. Ông y theo lời tôi để thưa hỏi Đức Như Lai bốn điều:
1. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, Lục Quần Tỳ kheo làm việc ô-tha-gia (tà hạnh) cùng Xa Nặc (người trưởng nhóm của Lục Quần Tỳ kheo) ác tánh, các Tỳ kheo làm thế nào để cùng họ cộng trụ và chỉ dạy họ?
2. Đức Như Lai còn, thời dùng Phật làm Thầy. Đức Như Lai diệt độ lấy gì để làm thầy?
3. Lúc có Phật, còn nương theo Phật mà trụ. Như Lai đã diệt độ , nương gì để trụ?
4. Sau khi Phật diệt độ, lúc kết tập pháp tạng, đầu các kinh phải để những lời gì?
Ông A Nan như ở trong mộng nghe Ngài A Nậu Lâu Đà khuyên bảo hỏi Phật bốn điều . Lần lần được tỉnh ngộ chẳng xiết buồn thãm, rồi đem bốn điều trên hỏi Phật...v..v. Phật mới trả lời:
1. Nầy A Nan ! Sau khi Ta nhập Niết Bàn, các ông nên y theo giáo pháp chánh quán của Ta mà chỉ dạy cho Lục Quần cùng Xa Nặc, hết lòng nương theo chánh pháp thanh tịnh nầy, tự sẽ được chứng thượng quả.
2. Nầy A Nan ! Ông hỏi sau khi Phật diệt độ lấy gì làm Thầy ? Nên biết giới Ba-la-đề-mộc -xoa là Đại sư của các ông. Nương theo đó tu hành thời có thể được định huệ xuất thế.
3. Nầy A Nan ! Ông hỏi sau khi Phật nhập Niết Bàn, nương gì để trụ ? Phải nương pháp Tứ Niệm Xứ mà trụ : quan sát tánh tướng của thân đồng như hư không gọi là Thân Niệm Xứ; quan sát sự cảm thọ chẳng ở trong, chẳng ở ngoài , chẳng ở chặng giữa, gọi là Thọ Niệm Xứ; quan sát tâm chỉ có danh tự, tánh danh tự rời rạc gọi là Tâm Niệm Xứ. Tất cả người tu hành phải nương theo pháp Tứ Niệm Xứ nầy mà trụ.
4. Nầy A Nan ! Ông hỏi sau khi Như Lai diệt độ lúc kết tập pháp tạng, đầu tất cả kinh để những lời gì? Nầy A Nan ! Sau khi Như lai diệt độ, lúc kết tập pháp tạng đầu tất cả kinh nên để như vầy: Như thị ngã văn nhứt thời Phật trụ mô phương (nước nào) mô xứ (thành nào), cùng hàng tứ chúng (nào) mà nói kinh nầy".
"Tựa mình" đây chẳng phải là nương theo bản ngã do cha dưỡng mẹ sanh từ lúc còn bé đến nay, nếu vậy thì tánh tình của"mình nầy" dẫy đầy gai gốc xấu xa tội lỗi, làm sao mà nương vào cho được. Vả lại, ngủ uẩn vốn giai không, chúng sanh vốn tự là không từ vô thỉ, các pháp vốn không định tánh, thì "mình" đây có thể nào được chỉ ra ở đâu? Nương tựa "mình " đây chính là nương theo Tam bảo, tựa theo giới luật do Phật chế ra, không được bỏ xót lại giới nào, bởi vì mổi một giới là cách đối trị một phiền não (vô lượng phiền não thệ nguyện đoạn). Đức Phật đã có lần nói với chúng đệ tử rằng:" Các ông không thể tự tin vào chính các ông được cho đến khi nào các ông chứng được lậu tận". Do đó mà biết "tin mình " đây là chính lúc các lậu không còn như trong Đại Trí Độ Luận nói về lúc nào người tu hành mới được xưng là "Tôi"
Kinh Thiên Vân có kệ vấn:
" Có Tỳ kheo La Hán
Các lậu đã hết sạch
Với thân cuối cùng ấy
Nói "Tôi đây" được chăng ?"
Phật đáp:
" Có Tỳ kheo La hán
Các lậu đã hết sạch
Với thân cuối cùng đi
Có thể nói Tôi đây"
Nói "Tôi đây" là "tựa vào mình", là lúc trở về chơn ngã, không phải là ngủ uẩn si mê lúc nào cũng có tham sân vô tận, mang nhiều núi nghiệp nặng nề. Cho nên "Tôi đây" chính là lúc giải thoát ra khỏi cái Ngã chấp từ vô lượng kiếp. Có chứng đạo, sau mới tin "ta", còn chưa chứng được Đạo thì tin từ đâu ra ? Vậy kẽ chưa chứng đắc vị quả A La Hán đâu thể "tự tựa mình" được, mà phải nương tựa vào pháp và y theo giới luật mà tu thì mới không sa vào lưới ma vậy. "Nương tựa Pháp" là y pháp phụng hành, nhận kinh điển và giới luật làm vị Đại Đạo sư trên con đường tu tập. Theo luật nhà Phật. Muốn tu pháp, trước phải học luật. Khi giới luật thông thuộc rồi mới được học Pháp. Việc tu học phải đi theo thứ tự như giới luật dạy, thì hành giả mới có thể đắc pháp; còn như phách lối kiêu mạng đòi hỏi "bình đẳng" với bậc trên, mới vào học đạo, chân ngã chân xiêu , đi đứng nói ăn thô bạo, lòng dâm chưa dứt , trộm sát chưa trừ, không phân biệt bậc giới đức thấp cao, hạ lạp ít nhiều, mà muốn đồng việc làm, muốn đồng cấp bậc với người tu lâu tâm tánh nhu thuận, chế ngự ngủ dục, làm cho rối loạn việc tu hành thanh tịnh của Chư tăng thì phải bị đuổi ra khỏi Tăng Đoàn ngay lập tức. Vì sao? Vì Luật giới là huệ mạng của người tu hành, đó cũng là nhân duyên đắc đạo của bậc chơn tu. Nếu không đắc giới thì không bao giờ đắc pháp, như vậy không nghiêm trì giới luật thì tu để làm gì? Như trong quyển Con Đường Thành Phật, pháp sư Ấn Thuận nói: "Vì tu tập định lực mà trì giới. Tâm phải cực kỳ an định, cũng hết sức sáng suốt, có như thế mới nhập định được".
Trong kinh Bách Dụ nói: "Xưa có người ngu thấy người nhà giàu, cất nhà lầu ba tầng cao rộng nghiêm tốt, liền kêu thợ mộc , mướn làm tầng thứ ba cao vót. Người thợ nói: "Vì sao không làm tầng dưới thấp và làm tầng thứ hai, nếu không làm tầng thứ hai, lẽ nào làm tầng thứ ba cho đặng?" Thế mà người ngu cứ nói : " Ta chẳng dùng hai tầng dưới, chú cứ vì tôi làm tầng trên hết " Lúc đó có người nghe biết liền sanh chê cười" ( Sa di luật giải, chương Thượng Thiên Giới Luật Môn, trang 29).
Kẽ mới vào Tăng đoàn mà không theo giới luật nhà Phật để tu hành, luôn miệng đòi bình đẳng, giới luật cạn cợt, mà ý muốn cao xa, nhỏ mà muốn uy quyền ngang hàng với các bậc trưởng lão, thì cũng giống như đứa ngu si mướn thợ xây tầng thứ ba mà không cần hai tầng dưới. Muốn được trí huệ xuất thế mà không chịu tu học hai lớp Giới, Định thì rõ là kẻ ngu si. Sau đây xin lược thuật vài bài về giới luật và oai nghi của Tăng chúng trong Tăng Đoàn cho ông được thấy thế nào là Thanh Tịnh, cũng như bổn phận và quyền hạn của Tăng sĩ để ông có thể đối chiếu lại với cái Tăng Đoàn trong "Mộng " theo mô hình của ông. Rồi ông sẽ thấy trong "Tăng Đoàn mộng" nầy chỉ có một "mộng tu sĩ" duy nhất mà thôi. Xin mời xem một ít luật nghi sau đây:
1. Trong Đại Luật nói: Dù tu chứng bực tam minh lục thông nhưng năm hạ chưa đủ , cũng phải nương ở với thầy mà học luật, hay là năm hạ tuy đủ , song chưa biết phép của giới khai, giới giá , tánh, và tướng (chế) cũng phải trọn đời ở với thầy. Thế nên Ngài Tuyên Luật sư đến nghe tạng Luật Tỳ Ni tới 10 hội. Ngài Huệ Hưu pháp sư nghe luật trọn đời, chúng ta là người bực nào ? liền toan thôi học lìa Thầy, chừng nào tạng luật đã thông , năm hạ trọn đũ , mới cho nghe "kinh giáo" và học phép "tham thiền" ( Sa di luật giải, chương Thượng Thiên Giới Luật Môn, trang 23)
2. Thế nên Phật dạy thầy Sa di, cạo tóc , trước chịu 10 giới, sau mới đến giới đàn thọ giới "cụ túc". Nay được tên là Sa di, chính do gốc thọ giới, thế mà kẽ ngu mờ dại vậy không biết, người dại khinh mà chẳng học, bèn toan vượt bực, ý muốn cao xa, cũng đáng thương xót ( Sa di luật giải, chương Thượng Thiên Giới Luật Môn, trang 27)
3. Kính bực Đại Sa môn:
a. Không đặng kêu tên và pháp danh bực Đại Sa môn:
Bậc Đại Sa môn là gì? Tức người thọ cụ túc giới. Hai chử pháp danh không nên kêu một cách khinh dễ và đột ngột. Phải nói như thế nầy: " Vị Đại Đức ....hoặc nói bậc trưởng lão....."
b. Chẳng đặng nghe lén bực Đại Sa môn nói Đại giới:
Thầy Tỳ kheo khi bố tát, tụng giới, và lúc giảng nói luật Tỳ Ni, ông Sa Di không được phép đến rình nghe, (nếu cải lời tự ý) đến rình nghe thì mắc tội nặng; sau quyết không đặng thọ Đại Giới, rất phải cẩn thận. Hoặc thấy bực Sa môn hai, ba Ngài đồng ở trong nhà nói nhỏ, chẳng đặng lướt vào. Bằng mình có việc gấp, phải đàn chỉ có tiếng, vậy sau mới vào. Trừ bực Tỳ Kheo, các người nhỏ cũng phải như vậy. Vì sao ? Bởi sợ tiết lậu việc thị phi của người, mà chác lấy sự tội lỗi và tán loạn chánh niệm của mình nữa.
c. Chẳng đặng đi truyền nói lỗi bậc Đại Sa Môn
Hoặc thầy Tỳ Kheo có chổ lỗi lầm, chẳng đặng sau lưng nói kia tốt xấu. Cũng chẳng đến chổ khuất mắng lén bực Đại Sa môn, hay là cười giởn trước mặt, nhái tiếng nói, bắt chước hình tướng và bộ đi. Trong Đại Luật dạy:"Phàm người xuất gia, chổ có nói năng đều phải nói lời có lợi ích, chẳng nên riêng giận, và bàn luận việc người".
d. Chẳng đặng ngồi thấy bực Đại Sa môn đi qua chẳng đứng dậy. Trừ có 5 điều không đứng dậy không lỗi như là : 1. Khi đọc Kinh 2. Khi bịnh 3. Khi cạo tóc 4. Khi ăn cơm 5. Khi làm việc chúng.
Thấy thầy Tỳ kheo đi qua mau phải đứng dậy, duy trừ năm việc nói trên không đứng dậy, không phạm luật. Lúc đi đường tình cờ gặp một vị Tỳ Kheo thì phải đứng vững bên đường, đợi Ngài đi qua, mình mới đi. Ngài có dạy những điều lợi ích, phải vòng tay đứng nghe rồi làm lễ tạ ơn. Nếu mình có lỗi, bị quở trách, không nên trợn mắt mà ngó. Phải dịu lời xin tội , đem lỗi về mình. Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói:"Nếu khinh dễ chúng Tăng, người ấy sẽ đoạ sanh trong nhà bần tiện. Tuỳ chổ đầu thai, hình tướng sức mẽ, lưng còm, lùn thấp. Khi bỏ thân nầy rồi, sanh về chổ nào, nhiều bịnh ốm gầy, chân co rút, mũ máu chảy đầy cùng thân, thân thịt rời rả (ung thư) , tới trăm nghìn muôn năm chịu cái khổ báo ấy".
4 . Phép Thờ Thầy
a. Phải dậy sớm: Trong Phật Pháp một đêm phân làm ba thời: Thời đầu, thời giữa, và thời sau. Thời đầu và thời sau, hai thời đó hầu thầy, hoặc lễ Phật , tụng kinh ngồi thiền . Thời nữa đêm ta mới nằm nghỉ. Nếu qua khỏi thời giữa thì phải dậy trước, rửa tay, súc miệng xong, vậy sau trao đủ nhánh dương nước rửa .... hầu Thầy cần dùng. Muốn vào cửa, trước tiên phải khảy móng tay ba lần, cho thầy hay rồi mới vào.
b. Bằng có lỗi, Thầy Hoà Thượng, Thầy A Xà Lê dạy răn đó , chẳng đặng nói trả lại: Bằng khi mình lỡ có lỗi, hai thầy răn dạy quở trách, phải cúi đầu vâng dạy. Chẳng đặng trái lời Thầy. Lui rồi, cần nên nhớ nghĩ, y lời Thầy dạy làm theo. Thiên THÀNH-PHẠM nói: " Sa di ở với Thầy thường có tâm kỉnh sợ, thuận theo ý thầy, thường biết xấu hổ, lo đền bốn ân, khắp giúp ba cõi.
c. Coi Thầy Hoà Thượng và Thầy A Xà Lê như Phật vậy: Coi nghĩa là xem ngó. Bởi hai Thầy nói trên là người làm khuôn mẫu dạy chúng sanh trong ba cõi, thay thế Phật diễn nói Chánh Pháp, nuôi huệ mạng cho ta, nên ta phải kính trọng coi cũng như Phật.
Thiên THÀNH-PHẠM nói:" Bằng đệ tử đông nhiều, mỗi người phải lãnh mỗi chức việc cho đến dưng một bình trà , chùi một bộ lư, hay lau một cái bàn...." Do đó mà biết, nếu việc thầy giao cho làm, nếu như làm không xong hoặc hư việc thì Thầy có quyền la rầy trách phạt, mà không được oán trách lại... Những việc sinh hoạt trong Tăng Đoàn cũng phải tuân thủ như thế thì mới đúng là một Tăng Đoàn Phật Giáo.
Trên đây chưa nói đến Tứ Phần Luật Tỳ Kheo 250 giới và 48 Bồ Tát giới trong đó còn có Khai, Giá, Trì,Phạm nên vô cùng rộng lớn và phức tạp, mà chỉ kễ một ít luật lệ tượng trưng để cho ông được hiễu, chớ không phải trong một Tăng Đoàn rồi muốn nói sao cũng được, muốn làm gì thì làm. Há dễ khinh thường? Chiếu soi vài luật nhỏ, nhìn tới nhìn lui cái mô hình Tăng Đoàn của ông sao mà giống như một cái hội người già có đóng tiền niên liễm quá vậy ? Học đạo là tìm chổ giải thoát khỏi tứ đảo Thường Lạc Ngã Tịnh, hành giả phải lo trì giới tu tâm dưỡng tánh hầu đánh bạt Ngã tướng lớn hơn trời, chớ đâu phải là chổ tận hưởng ngũ dục đâu mà nói rằng không cho các bậc sư trưởng nghiêm trách phạt lỗi lầm? Lời xưa có nói :
Dục đắc bất chiêu vô gián ngục,
Mạc báng Như Lai Chánh Pháp Luân
dịch
Muốn chẳng chiêu vô gián địa ngục,
Đừng chê chánh Pháp của Như Lai
5. Phần 5:
A. Trích nguyên văn phần 5: " Nhìn chung, trong 45 năm Tăng đoàn đã được hình thành, lớn mạnh không ngừng và luôn mang một số nét cơ bản:
Tăng đoàn là một đoàn thể sống đời sống không gia đình, do đức Phật sáng lập gồm đủ mọi giai tầng trong xã hội sống bình đẳng thanh tịnh trong giáo pháp của ngài. Nếp sống Giới-Định-Tuệ của từng thành viên đã giúp tập thể Tăng đoàn vững mạnh.
Tăng đoàn có tổ chức, giới luật chặt chẽ dựa trên tinh thần tự giác, thanh tịnh, hòa hợp. Ngoài nỗ lực tự thân để giải thoát, Tăng đoàn luôn liên hệ chặt chẽ với xã hội để truyền bá Chánh pháp thông qua đoàn thể cư sĩ. (Đoàn thể cư sĩ tại gia là cầu nối để Tăng già nói lên tiếng nói của Phật giáo. Phật giáo sẽ vững mạnh hơn khi đội ngũ cư sĩ sống đúng Chánh pháp và kính trọng Tăng già). Cho nên có thể nói rằng Tăng đoàn mang trọn vẹn ý nghĩa của ngôi Tam Bảo.
Tất cả những đặc điểm trên đã, đang và sẽ hiện hữu mãi ở Tăng đoàn Phật giáo là nhờ tinh thần hòa hợp và thanh tịnh. Ngoài ra, những yếu tố hoàn thiện con người – bảy yếu tố làm hưng thịnh Tăng đoàn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự hưng suy của Tăng đoàn.
Cho nên để xây dựng một hội chúng hưng thịnh, trước tiên, mỗi người phải soi rọi lại chính mình, tự hoàn thiện mình theo tinh thần Giới – Định – Tuệ để loại trừ dần các vọng tưởng, tham muốn, hiềm thù… làm khổ đau chia rẽ giữa mình và người. Xây dựng sửa đổi tự thân của mỗi ngƣời là yếu tố quan trọng trong các yếu tố để xây dựng một tập thể tốt đẹp. Nếu trong một hội chúng, chư Tỳ kheo và Tỳ kheo ni và hàng Phật tử tại gia khi ngồi lại với nhau mà không thể hiện tinh thần hòa hợp và thanh tịnh thì mỗi thành viên trong đó đều xét lại chính mình xem đã sống đúng theo bảy pháp mà đức Phật đã dạy hay chưa. Hơn bao giờ hết, những vị đệ tử xuất gia – người có nhiệm vụ duy trì Chánh pháp cần phải tỏ rõ tinh thần đoàn kết hòa hợp như nước với sữa, loại bỏ những tư kiến, thiên kiến, ngã chấp… cùng nhau tu tập xây dựng một hội chúng xuất gia vững mạnh.
Kinh Trường Bộ, quyển 2, Phẩm kinh Ðại Niết Bàn, chép rằng: Hôm đó đức Phật bảo Ngài A Nan mời tất cả đại chúng Tỳ kheo tụ họp lại và Ngài đã dạy với các Tỳ kheo như sau:
“Này các Tỳ kheo! Hãy nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ giảng về Bảy Pháp Bất Thối làm cho chúng Tỳ kheo được hưng thạnh:
1. Các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo thường hay tụ họp, và tụ họp đông đảo với nhau, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
2. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
3. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
4. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỳ kheo Thượng tọa, những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc Thầy của chúng Tăng và nghe theo lời dạy của những vị này, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
5. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
6. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo thích sống chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
7. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo tự thân an trú chánh niệm, các bạn đồng tu chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Với ý nghĩa thâm sâu và sự lợi ích thiết thực như vậy, cộng với giai đoạn pháp nhược ma cường như hiện nay, chư Tăng và Phật tử trung kiên, ưu tư về tiền đồ của Phật pháp đã quyết tâm một lòng thành lập “TĂNG ĐOÀN GHPGVNTN” trong và ngoài nước. Đây là một tinh thần hoà hợp thanh tịnh đúng như luật, như pháp của đức Phật mà chư Tăng là người truyền thừa. Phật tử chúng con trong và ngoài nước xin một lòng ủng hộ hết mình và cầu nguyện cho Phật sự giải trừ pháp nạn được thành tựu viên mãn.
Nguyên Dũng-Lý Thái Việt"
*******
5. Nhận Định Phần 5:
Bảy pháp bất thối trên, nơi nào có tăng chúng thanh tịnh, tôn kinh giới luật , y pháp phụng hành thì nơi đó tự có. Còn nơi nào tăng chúng nhơ bẩn, không tôn kính tu theo giới luật, phạm tội vọng ngử, phản sư lừa tổ như trong tuyên cáo tại tổ đình Thập Tháp ngày 20 tháng hai 2014 vừa qua, thì việc muốn có được 7 pháp nầy thì e khó được trong kiếp nầy. Các Tổ sư Tịnh tông thường khai ngộ cho những kẽ cuồng huệ nghe như sau :"Vẽ cọp không thành tựa hồ như con chó; muốn bắt chước tham thiền cho ngộ nghĩnh chơi, mà chẳng giống Phật lại thành Ma".
Kẽ tu đạo có nghiêm trì giới luật thì mới có được tâm quyết định, vì có tâm quyết định nên có cảnh tương ưng quyết định. Cảnh tương ưng quyết định đó chính là quả báo hay cảnh tái sanh. Trong Sa Di Luật Giải còn ghi một câu chuyện: " Trong thời kỳ Phật còn tại thế, có hai vị Tỳ kheo đồng đến ra mắt Đức Thế Tôn, giữa đường khát ngặt, thấy ao nước có trùng. Ông lớn không uống mà chết. Ông nhỏ uống no rồi đến ra mắt Đức Thế Tôn. Đức Phật mới chỉ một vị Trời đứng gần mà nói với vị Tỳ kheo trẽ nầy :" Ngươi là người ngu si, ông kia vì có tâm giữ giới nên được sanh cõi lành trước, thấy Ta rồi. Còn ngươi tuy đến gần Ta, nhưng cách Ta ngàn dậm" (Sa Di Luật Giải, trang 45)
Kết luận, có Giới có Pháp thì có chứng có đắc; có Pháp mà không có Giới thì không chứng không đắc. Có Giới có Pháp mới có Tăng Đoàn; không Giới dù có Pháp cũng không thể có Tăng Đoàn vì không có người tu chân thật, một lời quyết định, xuyên vào cửa Đạo, không thương lượng. Lối nhìn Phật Giáo qua 5 điểm của ông trên đây chứng tỏ có sự sai lệch bóp méo giáo pháp của Đức Phật giảng dạy cho chúng sanh. Tục ngử Việt Nam có câu:" Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo. Miệng không vành móp méo tứ tung". Đó là loại ngôn ngử thêu dệt, bóp méo văn tự, xuyên tạc ý nghĩa thánh hiền, làm ngu muội chúng sanh, nên hậu quả còn hơn kẽ mang thân chồn cáo trong hội giảng kinh của Ngài Bá Trượng. Nói cách khác, thì đây là một loại ma thuyết nguy hiễm có tầm vóc hoại Pháp phá luật. Ông đừng dùng vào việc giảng dạy đoàn hậu sanh để tránh ác báo sau nầy. Trong kinh thường nói: y kinh giảng thuyết là oan cho ba đời chư Phật, vì theo ngử mà không theo nghĩa; còn nói: bỏ đi một chử trong kinh là lời Ma thuyết, là sự xén bớt, đổi thay kinh văn Phật giảng giống như 5 điều ông nói trên kia, cho nên biết đó là lời Ma nói vậy. Đã biết là ma, không theo nữa, tức là trở về Tánh Phật. Vậy ông chớ coi thường ! Trong Kinh Đại Niết Bàn, Đức Phật tuyên bố Ngài là thường trụ. Ngài có mặt khắp nơi trong thế gian. Hữu cầu tất ứng, tâm thuỷ tịnh trong, vầng nguyệt hiện, niệm Phật thành Phật, thế nên cổ nhân có câu:
" Thử thân bất hướng kim sanh độ,
Cảnh hướng hà thời độ thử thân
dịch
Thân nầy nếu chẳng đời nay độ,
Thì đến bao giờ mới độ thân"
Thôi kính chúc ông nhiều may mắn trên con đường Phật Đạo.
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
Cẩn bút
3/1/2014
A. Trích nguyên văn:"Ngài tin rằng không ai có thể làm nơi nương tựa cho người khác, chỉ có pháp và luật làm chỗ nương tựa cho Tăng chúng, mỗi kỳ Bố tát chúng tăng nhóm họp lại và y cứ giới luật Phật chế để biết ai sống đúng pháp hay không mà xử sự và sách tấn lẫn nhau.
Tuyệt đối, Tăng chúng không ai có thể đủ uy quyền để quyết định mọi việc và giáo pháp này khô...ng dành riêng cho cá nhân nào. Do vậy trong giáo hội, các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni được giao phó những trách nhiệm để mỗi người tự hoàn thành, chứ không phải giao cho họ một quyền lực để quyết định người khác. "
**********
B. Nhận Định phần 3:
Mỗi một tổ chức Giáo Hội hay Tăng đoàn luôn luôn có hai phần: Phần hành chánh và phần luật Phật.
1. Phần Hành Chánh: Mọi quy định trong bảng Hiến chương là luật lệ hành chánh. Thí dụ như GHPGVNTN lấy bản hiến chương năm 64 và bản tu chính năm 73 làm luật hành chánh, Còn Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng tuyên bố lấy 2 bản hiến chương nầy làm luật hành chánh , trừ ra chức Tăng Thống. Vì là luật hành chánh nên Đức Tăng Thống có quyền lực tối cao để bổ nhiệm cũng như cho ngưng chức của mọi tăng sư nếu ngài thấy bất lợi cho Giáo hội. Tuy nhiên, lãnh vực hành chánh chỉ nằm trong phạm vi bổ nhiệm và cất chức. Còn việc tẩn xuất một vị tăng phạm tội Ba La Di, nếu luật pháp thế gian chưa buộc tội , thì vị phạm tội Ba La Di đó phải được chuyển qua Viện Giới Luật giám định. Còn nếu luật pháp quốc gia đã kết tội "Ba La Di" rỏ ràng thì đương nhiên vị tăng phạm tội đó là Tăng Phạm tội Ba La Di thật sự, bởi vì Giới Luât Viện không thể đi ngược lại quốc pháp.
2. Phần Luật Phật: Mọi tăng sư tu hành dù ở trong một tăng đoàn như các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, hoặc bên ngoài tăng đoàn như Ngài Ca Diếp tu hạnh Đầu Đà, mỗi mỗi đều tuân theo điều Phật dạy, lấy giới luật làm đầu, thưởng phạt công minh, lớn nhỏ rỏ ràng, đâu đó thứ tự , người tu sau phải tôn trọng người tu trước, ni dù tu lâu cũng phải cung kính thỉnh lể tăng dù là mới thọ giới cụ túc, ni phải kính tăng, phàm phải kính thánh, có tội lỗi thì sám hối và chịu phạt với những bậc thầy. Mỗi mỗi lấy việc sữa mình làm trước, giữ giới làm đầu, cho nên mới gọi là oai nghi trong ba cõi, phước điền cho chúng sanh, những bậc xứng đáng hưỡng thọ sự cúng dường của hai cõi nhân thiên. Chớ có lý đâu như ông tự ý luận bàn, mỡ miệng ra buông lời bình đẳng, không kính trọng những bậc trưởng lão oai đức, kẽ mới tu thì cho ngang hàng với người đắc đạo, người phạm lỗi được tự do vênh váo với bậc thiện lành. Xem chốn thanh tịnh tu hành như như chổ hội họp, chè nước xướng ca.
Bố tát là nói chúng tăng nhóm hợp định kỳ mà tụng giới, còn những việc vi phạm về giới luật thì phải có những bậc trưởng lão có đức độ mà tác Pháp Yết Ma. Nếu không có đủ số các bậc tỳ khưu oai đức thì một vị tăng nghiêm trì giới luật cũng có quyền trách phạt vị tăng phạm giới như Kinh Đại Niết Bàn nói:
Kinh Đại Niết Bàn Phẫm Trường Thọ: " Nơi nào có Tỳ kheo trì giới đầy đủ oai nghi hộ trì chánh pháp, thấy người hoại pháp bèn có thể khu khiển quở trách trừng trị. Phải biết tỳ kheo ấy đặng phước đức vô lượng không thể tính kễ.
Ví như quốc vương chuyên làm việc bạo ác, rồi mang bịnh nặng. Vua nước làng giềng nghe biết tình hình đem binh đến đánh, trách tội muốn giết. Vua ác ấy vì không thế lực, sợ hải ăn năn chừa lổi mà làm lành. Vua láng giềng kia được phước vô lượng. Cũng vậy, tỳ kheo giữ phép khu khiển quở trách người phạm giới cho họ chừa lỗi làm lành thời đặng phước vô lượng.
Ví như nhà cửa ruộng vườn của ông trưởng giả mọc lên những cây gai độc, trưởng giả biết được bèn chặc đốn sạch cả.
Ví như người trai trẻ đầu có tóc bạc, vì hổ thẹn nên nhổ bỏ, chẳng cho ra dài.
Cũng vậy, tỳ khưu giử pháp thấy có người phá giới, bèn khưu khiển quở trách cử tội. Tỳ kheo nầy là đệ tử của Như Lai, là chơn thật Thanh Văn. Nếu thấy mà bỏ qua thì nên biết tỳ kheo nầy là người hại Phật Pháp (Kinh Đại Niết Bàn, Phẫm Trường Thọ, quyển 1, trang 101)
Phật còn khuyến khích cho sự xử trị các Tăng Phạm giới hoặc không tu học các giáo pháp, mà theo bả lợi danh, lo tìm kiếm tiền bạc, cộng tác với thế lực gian ác, thù nghich có âm mưu phá hoại lại thầy tổ , giáo hội như sau:
"Nếu người nào không tu học ba phẫm (giới, định, huệ) nầy, lười biếng phá giới, huỷ hoại chánh pháp , thời vua quan , bốn bộ chúng phải nên nghiêm trị.
Nẩy Ca Diếp ! Như vậy các vua quan, bốn bộ chúng, có mắc tội chăng?
Ca Diếp Bồ Tát thưa: Bạch Thế Tôn Không
Phật nói: " Các vua quan và bốn bộ chúng ấy còn không có tội, huống là Như Lai" (Phẫm Trường Thọ, quyển 1, trang 103)
Đức Phật nói: " Nầy Ca Diếp ! sau khi ta nhập Niết Bàn, đời trược ác, cõi nước hoang loạn, đánh cướp lẫn nhau, nhơn dân đói khỗ. Bấy giờ có người vì đói khổ nên phát tâm xuất gia, người như vậy gọi là người trọc. Hạng trọc ấy thấy thầy tỳ kheo thanh tịnh giữ giới oai nghi đầy đủ, hộ trì chánh pháp , bèn xua đuổi hoặc giết hại" Vì vậy trong thời mạt pháp, Ngài mới cho phép một tỳ kheo oai đức được phép trừng trị các ác tỳ kheo.
Như vậy biết tâm không trụ tức là tu hành. Cứu người hơn cứu hoả . Trong quyển Nguồn Thiền Dẫn Giải, có người hỏi tổ Khuê Phong Tông Mật phương pháp tu hành, Ngài nói : "Chỉ tuỳ việc đương thời , ứng hợp cơ đương thời đâu có Pháp nhất định tên A Nậu Bồ Đề, đâu có hạnh nhất định tên Ma Ha Bát Nhã, chỉ cốt tình , không khởi nghĩ, ý không suy tính, tâm không phát sanh , huệ không chổ trụ, tức là chơn tánh, chơn giải, chơn tu, chơn chứng" Phật dạy quên thân bỏ ngã, chủ yếu là chổ không chấp tướng mà không phạm giới, chứ Ngài đâu có dạy tự sát bao giờ. Gặp người muốn hại mình thì mình phải dùng phương tiện tự vệ, rồi sau đó mới ra đến pháp luật để phân biệt trắng đen phải trái; còn nếu như để cho chúng giết mất rồi thì phải trái biết nói cùng ai? Các tăng sư V Đ, V L, Ch L, và cư sĩ Giác Đ âm mưu phản nghịch, truất phế tăng thống bất thành, bị cất chức xong bỏ chạy. Chung quanh ngài Tăng Thống sở dĩ không còn có một tăng sư giới đức thì Ngài phải tự làm việc cất chức nầy, vả lại việc nầy thuộc về hành chánh Hiến chương , chớ có gì đâu mà gọi là phạm luật ? Vã lại ông Ch L đã bị pháp luật thế gian tuyên án là có tội, thì cần gì phải qua pháp Yết Ma. Dẫu pháp yết ma có lập thì cũng cho ông ta được sám hối thôi , rồi thì tự trả giới lại cho Giáo Hội. Chớ chẳng lẽ lập pháp yết ma đễ xử ngược lại luật pháp quốc gia? Do đó cố chấp kinh điển mà không hiểu nghĩa thì hoá ra phỉ báng lại lời Phật dạy, đó chính là ma thuyết. Vì sao? là vì ôm học kinh điển đến đau đầu loạn tưởng mà không đem ý Phật dạy trong kinh ra áp dụng tu hành, lại còn cóp nhóp năm ba chử , tự ý tán bàn cho sai lạc lời Phật dạy, cho nên gọi là hạng cuồng huệ.
Về Luật Tăng Đoàn; là nói về Oai Nghi môn (Sa Di Luật Giải)
1. Thế nào là thanh tịnh, 250 giới: Kinh nói:
"Do trì tịnh giới nhi phạm hạnh Cụ Túc,
đường đường tăng trưởng,
chúng đức oai nghiêm,
cố linh nhơn khả uý
dịch
Bởi giử tịnh giới, hạnh tốt đầy đủ ,
rở rở tăng tướng các đức oai nghiêm,
nên khiến người khả kính,
như thế mới thật là đạo phẫm kẻ xuất gia,
vị sư phạm cõi trời, cõi người vậy
Nên có câu:
Tịnh hạnh thành ư đạo nghi
Thanh bạch viên, ư giới phẩm
dịch
Tịnh hạnh thành, nhờ đạo nghì
Trong sạch tròn , nhờ giới phẩm
Cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói:
"Cụ túc thọ trì oai nghi giáo pháp,
Năng linh Tam bảo bất đoạn thị dã"
dịch
Tăng Đoàn phải có:"Giữ gìn trọn đủ, phép dạy oai nghi,
hay khiến ngôi Tam Bảo chẳng đoạn phải vậy" ( Sa di luật giải, trang 165)
4. Phần 4:
A. Trích nguyên văn phần 4:"Điều này nói lên rằng, Tăng già không phải được cai quản bởi phán định của các phần tử trong Tăng mà bởi pháp và luật do Phật chế ra cho tăng noi theo, Tỳ kheo không xử sự Tỳ kheo, pháp luật xử sự Tỳ kheo.
Sau khi Phật niết bàn, các Tỳ kheo nương tựa mình và nương tựa pháp để tu tập, tiếp tục sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp .
*******
B. Nhận Định phần 4:
Chớ nên hiểu "nương tựa Pháp" là "nương tựa kinh" không thôi, mà đây chính là "nương tựa vào Pháp Tạng", nghĩa là tất cả các kinh, luật, và luận của Phật, Bồ tát , và các chư vị Tổ sư đã giảng.
Trong Kinh Đại Niết Bàn, Phẫm Di Giáo có ghi :" Phật nói, giờ Niết Bàn đã đến, Ta tóm tắt dạy bảo như vậy. Ông A Nan nghe lời Phật dạy, thân rung tâm động, buồn khóc, nghẹn ngào, mê muội té xuống trước mặt Phật như người chết. Lúc đó ngài A Nậu La Đà an ủi A Nan rằng : Đừng quá nên sầu khỗ như vậy ! Đã đến giờ Đức Như Lai Nhập Niết Bàn, ngày nay dầu có Phật, ngày mai thời đã không. Ông y theo lời tôi để thưa hỏi Đức Như Lai bốn điều:
1. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, Lục Quần Tỳ kheo làm việc ô-tha-gia (tà hạnh) cùng Xa Nặc (người trưởng nhóm của Lục Quần Tỳ kheo) ác tánh, các Tỳ kheo làm thế nào để cùng họ cộng trụ và chỉ dạy họ?
2. Đức Như Lai còn, thời dùng Phật làm Thầy. Đức Như Lai diệt độ lấy gì để làm thầy?
3. Lúc có Phật, còn nương theo Phật mà trụ. Như Lai đã diệt độ , nương gì để trụ?
4. Sau khi Phật diệt độ, lúc kết tập pháp tạng, đầu các kinh phải để những lời gì?
Ông A Nan như ở trong mộng nghe Ngài A Nậu Lâu Đà khuyên bảo hỏi Phật bốn điều . Lần lần được tỉnh ngộ chẳng xiết buồn thãm, rồi đem bốn điều trên hỏi Phật...v..v. Phật mới trả lời:
1. Nầy A Nan ! Sau khi Ta nhập Niết Bàn, các ông nên y theo giáo pháp chánh quán của Ta mà chỉ dạy cho Lục Quần cùng Xa Nặc, hết lòng nương theo chánh pháp thanh tịnh nầy, tự sẽ được chứng thượng quả.
2. Nầy A Nan ! Ông hỏi sau khi Phật diệt độ lấy gì làm Thầy ? Nên biết giới Ba-la-đề-mộc -xoa là Đại sư của các ông. Nương theo đó tu hành thời có thể được định huệ xuất thế.
3. Nầy A Nan ! Ông hỏi sau khi Phật nhập Niết Bàn, nương gì để trụ ? Phải nương pháp Tứ Niệm Xứ mà trụ : quan sát tánh tướng của thân đồng như hư không gọi là Thân Niệm Xứ; quan sát sự cảm thọ chẳng ở trong, chẳng ở ngoài , chẳng ở chặng giữa, gọi là Thọ Niệm Xứ; quan sát tâm chỉ có danh tự, tánh danh tự rời rạc gọi là Tâm Niệm Xứ. Tất cả người tu hành phải nương theo pháp Tứ Niệm Xứ nầy mà trụ.
4. Nầy A Nan ! Ông hỏi sau khi Như Lai diệt độ lúc kết tập pháp tạng, đầu tất cả kinh để những lời gì? Nầy A Nan ! Sau khi Như lai diệt độ, lúc kết tập pháp tạng đầu tất cả kinh nên để như vầy: Như thị ngã văn nhứt thời Phật trụ mô phương (nước nào) mô xứ (thành nào), cùng hàng tứ chúng (nào) mà nói kinh nầy".
"Tựa mình" đây chẳng phải là nương theo bản ngã do cha dưỡng mẹ sanh từ lúc còn bé đến nay, nếu vậy thì tánh tình của"mình nầy" dẫy đầy gai gốc xấu xa tội lỗi, làm sao mà nương vào cho được. Vả lại, ngủ uẩn vốn giai không, chúng sanh vốn tự là không từ vô thỉ, các pháp vốn không định tánh, thì "mình" đây có thể nào được chỉ ra ở đâu? Nương tựa "mình " đây chính là nương theo Tam bảo, tựa theo giới luật do Phật chế ra, không được bỏ xót lại giới nào, bởi vì mổi một giới là cách đối trị một phiền não (vô lượng phiền não thệ nguyện đoạn). Đức Phật đã có lần nói với chúng đệ tử rằng:" Các ông không thể tự tin vào chính các ông được cho đến khi nào các ông chứng được lậu tận". Do đó mà biết "tin mình " đây là chính lúc các lậu không còn như trong Đại Trí Độ Luận nói về lúc nào người tu hành mới được xưng là "Tôi"
Kinh Thiên Vân có kệ vấn:
" Có Tỳ kheo La Hán
Các lậu đã hết sạch
Với thân cuối cùng ấy
Nói "Tôi đây" được chăng ?"
Phật đáp:
" Có Tỳ kheo La hán
Các lậu đã hết sạch
Với thân cuối cùng đi
Có thể nói Tôi đây"
Nói "Tôi đây" là "tựa vào mình", là lúc trở về chơn ngã, không phải là ngủ uẩn si mê lúc nào cũng có tham sân vô tận, mang nhiều núi nghiệp nặng nề. Cho nên "Tôi đây" chính là lúc giải thoát ra khỏi cái Ngã chấp từ vô lượng kiếp. Có chứng đạo, sau mới tin "ta", còn chưa chứng được Đạo thì tin từ đâu ra ? Vậy kẽ chưa chứng đắc vị quả A La Hán đâu thể "tự tựa mình" được, mà phải nương tựa vào pháp và y theo giới luật mà tu thì mới không sa vào lưới ma vậy. "Nương tựa Pháp" là y pháp phụng hành, nhận kinh điển và giới luật làm vị Đại Đạo sư trên con đường tu tập. Theo luật nhà Phật. Muốn tu pháp, trước phải học luật. Khi giới luật thông thuộc rồi mới được học Pháp. Việc tu học phải đi theo thứ tự như giới luật dạy, thì hành giả mới có thể đắc pháp; còn như phách lối kiêu mạng đòi hỏi "bình đẳng" với bậc trên, mới vào học đạo, chân ngã chân xiêu , đi đứng nói ăn thô bạo, lòng dâm chưa dứt , trộm sát chưa trừ, không phân biệt bậc giới đức thấp cao, hạ lạp ít nhiều, mà muốn đồng việc làm, muốn đồng cấp bậc với người tu lâu tâm tánh nhu thuận, chế ngự ngủ dục, làm cho rối loạn việc tu hành thanh tịnh của Chư tăng thì phải bị đuổi ra khỏi Tăng Đoàn ngay lập tức. Vì sao? Vì Luật giới là huệ mạng của người tu hành, đó cũng là nhân duyên đắc đạo của bậc chơn tu. Nếu không đắc giới thì không bao giờ đắc pháp, như vậy không nghiêm trì giới luật thì tu để làm gì? Như trong quyển Con Đường Thành Phật, pháp sư Ấn Thuận nói: "Vì tu tập định lực mà trì giới. Tâm phải cực kỳ an định, cũng hết sức sáng suốt, có như thế mới nhập định được".
Trong kinh Bách Dụ nói: "Xưa có người ngu thấy người nhà giàu, cất nhà lầu ba tầng cao rộng nghiêm tốt, liền kêu thợ mộc , mướn làm tầng thứ ba cao vót. Người thợ nói: "Vì sao không làm tầng dưới thấp và làm tầng thứ hai, nếu không làm tầng thứ hai, lẽ nào làm tầng thứ ba cho đặng?" Thế mà người ngu cứ nói : " Ta chẳng dùng hai tầng dưới, chú cứ vì tôi làm tầng trên hết " Lúc đó có người nghe biết liền sanh chê cười" ( Sa di luật giải, chương Thượng Thiên Giới Luật Môn, trang 29).
Kẽ mới vào Tăng đoàn mà không theo giới luật nhà Phật để tu hành, luôn miệng đòi bình đẳng, giới luật cạn cợt, mà ý muốn cao xa, nhỏ mà muốn uy quyền ngang hàng với các bậc trưởng lão, thì cũng giống như đứa ngu si mướn thợ xây tầng thứ ba mà không cần hai tầng dưới. Muốn được trí huệ xuất thế mà không chịu tu học hai lớp Giới, Định thì rõ là kẻ ngu si. Sau đây xin lược thuật vài bài về giới luật và oai nghi của Tăng chúng trong Tăng Đoàn cho ông được thấy thế nào là Thanh Tịnh, cũng như bổn phận và quyền hạn của Tăng sĩ để ông có thể đối chiếu lại với cái Tăng Đoàn trong "Mộng " theo mô hình của ông. Rồi ông sẽ thấy trong "Tăng Đoàn mộng" nầy chỉ có một "mộng tu sĩ" duy nhất mà thôi. Xin mời xem một ít luật nghi sau đây:
1. Trong Đại Luật nói: Dù tu chứng bực tam minh lục thông nhưng năm hạ chưa đủ , cũng phải nương ở với thầy mà học luật, hay là năm hạ tuy đủ , song chưa biết phép của giới khai, giới giá , tánh, và tướng (chế) cũng phải trọn đời ở với thầy. Thế nên Ngài Tuyên Luật sư đến nghe tạng Luật Tỳ Ni tới 10 hội. Ngài Huệ Hưu pháp sư nghe luật trọn đời, chúng ta là người bực nào ? liền toan thôi học lìa Thầy, chừng nào tạng luật đã thông , năm hạ trọn đũ , mới cho nghe "kinh giáo" và học phép "tham thiền" ( Sa di luật giải, chương Thượng Thiên Giới Luật Môn, trang 23)
2. Thế nên Phật dạy thầy Sa di, cạo tóc , trước chịu 10 giới, sau mới đến giới đàn thọ giới "cụ túc". Nay được tên là Sa di, chính do gốc thọ giới, thế mà kẽ ngu mờ dại vậy không biết, người dại khinh mà chẳng học, bèn toan vượt bực, ý muốn cao xa, cũng đáng thương xót ( Sa di luật giải, chương Thượng Thiên Giới Luật Môn, trang 27)
3. Kính bực Đại Sa môn:
a. Không đặng kêu tên và pháp danh bực Đại Sa môn:
Bậc Đại Sa môn là gì? Tức người thọ cụ túc giới. Hai chử pháp danh không nên kêu một cách khinh dễ và đột ngột. Phải nói như thế nầy: " Vị Đại Đức ....hoặc nói bậc trưởng lão....."
b. Chẳng đặng nghe lén bực Đại Sa môn nói Đại giới:
Thầy Tỳ kheo khi bố tát, tụng giới, và lúc giảng nói luật Tỳ Ni, ông Sa Di không được phép đến rình nghe, (nếu cải lời tự ý) đến rình nghe thì mắc tội nặng; sau quyết không đặng thọ Đại Giới, rất phải cẩn thận. Hoặc thấy bực Sa môn hai, ba Ngài đồng ở trong nhà nói nhỏ, chẳng đặng lướt vào. Bằng mình có việc gấp, phải đàn chỉ có tiếng, vậy sau mới vào. Trừ bực Tỳ Kheo, các người nhỏ cũng phải như vậy. Vì sao ? Bởi sợ tiết lậu việc thị phi của người, mà chác lấy sự tội lỗi và tán loạn chánh niệm của mình nữa.
c. Chẳng đặng đi truyền nói lỗi bậc Đại Sa Môn
Hoặc thầy Tỳ Kheo có chổ lỗi lầm, chẳng đặng sau lưng nói kia tốt xấu. Cũng chẳng đến chổ khuất mắng lén bực Đại Sa môn, hay là cười giởn trước mặt, nhái tiếng nói, bắt chước hình tướng và bộ đi. Trong Đại Luật dạy:"Phàm người xuất gia, chổ có nói năng đều phải nói lời có lợi ích, chẳng nên riêng giận, và bàn luận việc người".
d. Chẳng đặng ngồi thấy bực Đại Sa môn đi qua chẳng đứng dậy. Trừ có 5 điều không đứng dậy không lỗi như là : 1. Khi đọc Kinh 2. Khi bịnh 3. Khi cạo tóc 4. Khi ăn cơm 5. Khi làm việc chúng.
Thấy thầy Tỳ kheo đi qua mau phải đứng dậy, duy trừ năm việc nói trên không đứng dậy, không phạm luật. Lúc đi đường tình cờ gặp một vị Tỳ Kheo thì phải đứng vững bên đường, đợi Ngài đi qua, mình mới đi. Ngài có dạy những điều lợi ích, phải vòng tay đứng nghe rồi làm lễ tạ ơn. Nếu mình có lỗi, bị quở trách, không nên trợn mắt mà ngó. Phải dịu lời xin tội , đem lỗi về mình. Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói:"Nếu khinh dễ chúng Tăng, người ấy sẽ đoạ sanh trong nhà bần tiện. Tuỳ chổ đầu thai, hình tướng sức mẽ, lưng còm, lùn thấp. Khi bỏ thân nầy rồi, sanh về chổ nào, nhiều bịnh ốm gầy, chân co rút, mũ máu chảy đầy cùng thân, thân thịt rời rả (ung thư) , tới trăm nghìn muôn năm chịu cái khổ báo ấy".
4 . Phép Thờ Thầy
a. Phải dậy sớm: Trong Phật Pháp một đêm phân làm ba thời: Thời đầu, thời giữa, và thời sau. Thời đầu và thời sau, hai thời đó hầu thầy, hoặc lễ Phật , tụng kinh ngồi thiền . Thời nữa đêm ta mới nằm nghỉ. Nếu qua khỏi thời giữa thì phải dậy trước, rửa tay, súc miệng xong, vậy sau trao đủ nhánh dương nước rửa .... hầu Thầy cần dùng. Muốn vào cửa, trước tiên phải khảy móng tay ba lần, cho thầy hay rồi mới vào.
b. Bằng có lỗi, Thầy Hoà Thượng, Thầy A Xà Lê dạy răn đó , chẳng đặng nói trả lại: Bằng khi mình lỡ có lỗi, hai thầy răn dạy quở trách, phải cúi đầu vâng dạy. Chẳng đặng trái lời Thầy. Lui rồi, cần nên nhớ nghĩ, y lời Thầy dạy làm theo. Thiên THÀNH-PHẠM nói: " Sa di ở với Thầy thường có tâm kỉnh sợ, thuận theo ý thầy, thường biết xấu hổ, lo đền bốn ân, khắp giúp ba cõi.
c. Coi Thầy Hoà Thượng và Thầy A Xà Lê như Phật vậy: Coi nghĩa là xem ngó. Bởi hai Thầy nói trên là người làm khuôn mẫu dạy chúng sanh trong ba cõi, thay thế Phật diễn nói Chánh Pháp, nuôi huệ mạng cho ta, nên ta phải kính trọng coi cũng như Phật.
Thiên THÀNH-PHẠM nói:" Bằng đệ tử đông nhiều, mỗi người phải lãnh mỗi chức việc cho đến dưng một bình trà , chùi một bộ lư, hay lau một cái bàn...." Do đó mà biết, nếu việc thầy giao cho làm, nếu như làm không xong hoặc hư việc thì Thầy có quyền la rầy trách phạt, mà không được oán trách lại... Những việc sinh hoạt trong Tăng Đoàn cũng phải tuân thủ như thế thì mới đúng là một Tăng Đoàn Phật Giáo.
Trên đây chưa nói đến Tứ Phần Luật Tỳ Kheo 250 giới và 48 Bồ Tát giới trong đó còn có Khai, Giá, Trì,Phạm nên vô cùng rộng lớn và phức tạp, mà chỉ kễ một ít luật lệ tượng trưng để cho ông được hiễu, chớ không phải trong một Tăng Đoàn rồi muốn nói sao cũng được, muốn làm gì thì làm. Há dễ khinh thường? Chiếu soi vài luật nhỏ, nhìn tới nhìn lui cái mô hình Tăng Đoàn của ông sao mà giống như một cái hội người già có đóng tiền niên liễm quá vậy ? Học đạo là tìm chổ giải thoát khỏi tứ đảo Thường Lạc Ngã Tịnh, hành giả phải lo trì giới tu tâm dưỡng tánh hầu đánh bạt Ngã tướng lớn hơn trời, chớ đâu phải là chổ tận hưởng ngũ dục đâu mà nói rằng không cho các bậc sư trưởng nghiêm trách phạt lỗi lầm? Lời xưa có nói :
Dục đắc bất chiêu vô gián ngục,
Mạc báng Như Lai Chánh Pháp Luân
dịch
Muốn chẳng chiêu vô gián địa ngục,
Đừng chê chánh Pháp của Như Lai
5. Phần 5:
A. Trích nguyên văn phần 5: " Nhìn chung, trong 45 năm Tăng đoàn đã được hình thành, lớn mạnh không ngừng và luôn mang một số nét cơ bản:
Tăng đoàn là một đoàn thể sống đời sống không gia đình, do đức Phật sáng lập gồm đủ mọi giai tầng trong xã hội sống bình đẳng thanh tịnh trong giáo pháp của ngài. Nếp sống Giới-Định-Tuệ của từng thành viên đã giúp tập thể Tăng đoàn vững mạnh.
Tăng đoàn có tổ chức, giới luật chặt chẽ dựa trên tinh thần tự giác, thanh tịnh, hòa hợp. Ngoài nỗ lực tự thân để giải thoát, Tăng đoàn luôn liên hệ chặt chẽ với xã hội để truyền bá Chánh pháp thông qua đoàn thể cư sĩ. (Đoàn thể cư sĩ tại gia là cầu nối để Tăng già nói lên tiếng nói của Phật giáo. Phật giáo sẽ vững mạnh hơn khi đội ngũ cư sĩ sống đúng Chánh pháp và kính trọng Tăng già). Cho nên có thể nói rằng Tăng đoàn mang trọn vẹn ý nghĩa của ngôi Tam Bảo.
Tất cả những đặc điểm trên đã, đang và sẽ hiện hữu mãi ở Tăng đoàn Phật giáo là nhờ tinh thần hòa hợp và thanh tịnh. Ngoài ra, những yếu tố hoàn thiện con người – bảy yếu tố làm hưng thịnh Tăng đoàn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự hưng suy của Tăng đoàn.
Cho nên để xây dựng một hội chúng hưng thịnh, trước tiên, mỗi người phải soi rọi lại chính mình, tự hoàn thiện mình theo tinh thần Giới – Định – Tuệ để loại trừ dần các vọng tưởng, tham muốn, hiềm thù… làm khổ đau chia rẽ giữa mình và người. Xây dựng sửa đổi tự thân của mỗi ngƣời là yếu tố quan trọng trong các yếu tố để xây dựng một tập thể tốt đẹp. Nếu trong một hội chúng, chư Tỳ kheo và Tỳ kheo ni và hàng Phật tử tại gia khi ngồi lại với nhau mà không thể hiện tinh thần hòa hợp và thanh tịnh thì mỗi thành viên trong đó đều xét lại chính mình xem đã sống đúng theo bảy pháp mà đức Phật đã dạy hay chưa. Hơn bao giờ hết, những vị đệ tử xuất gia – người có nhiệm vụ duy trì Chánh pháp cần phải tỏ rõ tinh thần đoàn kết hòa hợp như nước với sữa, loại bỏ những tư kiến, thiên kiến, ngã chấp… cùng nhau tu tập xây dựng một hội chúng xuất gia vững mạnh.
Kinh Trường Bộ, quyển 2, Phẩm kinh Ðại Niết Bàn, chép rằng: Hôm đó đức Phật bảo Ngài A Nan mời tất cả đại chúng Tỳ kheo tụ họp lại và Ngài đã dạy với các Tỳ kheo như sau:
“Này các Tỳ kheo! Hãy nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ giảng về Bảy Pháp Bất Thối làm cho chúng Tỳ kheo được hưng thạnh:
1. Các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo thường hay tụ họp, và tụ họp đông đảo với nhau, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
2. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
3. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
4. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỳ kheo Thượng tọa, những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc Thầy của chúng Tăng và nghe theo lời dạy của những vị này, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
5. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
6. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo thích sống chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
7. Này các Tỳ kheo! khi nào chúng Tỳ kheo tự thân an trú chánh niệm, các bạn đồng tu chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tu thiện chí đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỳ kheo, chúng Tỳ kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Với ý nghĩa thâm sâu và sự lợi ích thiết thực như vậy, cộng với giai đoạn pháp nhược ma cường như hiện nay, chư Tăng và Phật tử trung kiên, ưu tư về tiền đồ của Phật pháp đã quyết tâm một lòng thành lập “TĂNG ĐOÀN GHPGVNTN” trong và ngoài nước. Đây là một tinh thần hoà hợp thanh tịnh đúng như luật, như pháp của đức Phật mà chư Tăng là người truyền thừa. Phật tử chúng con trong và ngoài nước xin một lòng ủng hộ hết mình và cầu nguyện cho Phật sự giải trừ pháp nạn được thành tựu viên mãn.
Nguyên Dũng-Lý Thái Việt"
*******
5. Nhận Định Phần 5:
Bảy pháp bất thối trên, nơi nào có tăng chúng thanh tịnh, tôn kinh giới luật , y pháp phụng hành thì nơi đó tự có. Còn nơi nào tăng chúng nhơ bẩn, không tôn kính tu theo giới luật, phạm tội vọng ngử, phản sư lừa tổ như trong tuyên cáo tại tổ đình Thập Tháp ngày 20 tháng hai 2014 vừa qua, thì việc muốn có được 7 pháp nầy thì e khó được trong kiếp nầy. Các Tổ sư Tịnh tông thường khai ngộ cho những kẽ cuồng huệ nghe như sau :"Vẽ cọp không thành tựa hồ như con chó; muốn bắt chước tham thiền cho ngộ nghĩnh chơi, mà chẳng giống Phật lại thành Ma".
Kẽ tu đạo có nghiêm trì giới luật thì mới có được tâm quyết định, vì có tâm quyết định nên có cảnh tương ưng quyết định. Cảnh tương ưng quyết định đó chính là quả báo hay cảnh tái sanh. Trong Sa Di Luật Giải còn ghi một câu chuyện: " Trong thời kỳ Phật còn tại thế, có hai vị Tỳ kheo đồng đến ra mắt Đức Thế Tôn, giữa đường khát ngặt, thấy ao nước có trùng. Ông lớn không uống mà chết. Ông nhỏ uống no rồi đến ra mắt Đức Thế Tôn. Đức Phật mới chỉ một vị Trời đứng gần mà nói với vị Tỳ kheo trẽ nầy :" Ngươi là người ngu si, ông kia vì có tâm giữ giới nên được sanh cõi lành trước, thấy Ta rồi. Còn ngươi tuy đến gần Ta, nhưng cách Ta ngàn dậm" (Sa Di Luật Giải, trang 45)
Kết luận, có Giới có Pháp thì có chứng có đắc; có Pháp mà không có Giới thì không chứng không đắc. Có Giới có Pháp mới có Tăng Đoàn; không Giới dù có Pháp cũng không thể có Tăng Đoàn vì không có người tu chân thật, một lời quyết định, xuyên vào cửa Đạo, không thương lượng. Lối nhìn Phật Giáo qua 5 điểm của ông trên đây chứng tỏ có sự sai lệch bóp méo giáo pháp của Đức Phật giảng dạy cho chúng sanh. Tục ngử Việt Nam có câu:" Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo. Miệng không vành móp méo tứ tung". Đó là loại ngôn ngử thêu dệt, bóp méo văn tự, xuyên tạc ý nghĩa thánh hiền, làm ngu muội chúng sanh, nên hậu quả còn hơn kẽ mang thân chồn cáo trong hội giảng kinh của Ngài Bá Trượng. Nói cách khác, thì đây là một loại ma thuyết nguy hiễm có tầm vóc hoại Pháp phá luật. Ông đừng dùng vào việc giảng dạy đoàn hậu sanh để tránh ác báo sau nầy. Trong kinh thường nói: y kinh giảng thuyết là oan cho ba đời chư Phật, vì theo ngử mà không theo nghĩa; còn nói: bỏ đi một chử trong kinh là lời Ma thuyết, là sự xén bớt, đổi thay kinh văn Phật giảng giống như 5 điều ông nói trên kia, cho nên biết đó là lời Ma nói vậy. Đã biết là ma, không theo nữa, tức là trở về Tánh Phật. Vậy ông chớ coi thường ! Trong Kinh Đại Niết Bàn, Đức Phật tuyên bố Ngài là thường trụ. Ngài có mặt khắp nơi trong thế gian. Hữu cầu tất ứng, tâm thuỷ tịnh trong, vầng nguyệt hiện, niệm Phật thành Phật, thế nên cổ nhân có câu:
" Thử thân bất hướng kim sanh độ,
Cảnh hướng hà thời độ thử thân
dịch
Thân nầy nếu chẳng đời nay độ,
Thì đến bao giờ mới độ thân"
Thôi kính chúc ông nhiều may mắn trên con đường Phật Đạo.
Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
Cẩn bút
3/1/2014
No comments:
Post a Comment