http://www.queme.net/vie/doc/Tcbc_2013-02-13_-_Phuc_trinh_ve_cac_Bloggers_bi_cam_tu.pdf
THÔNG CÁO
BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 13.2.2013
Thông cáo
chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân
quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và
Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà
tù”
PARIS, ngày 13.2.2013 (QUÊ MẸ & FIDH) – Trong bản Phúc trình làm chung và công bố ngày
13.2, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền
(FIDH) kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho các Bloggers và Công dân Mạng
đang bị cầm tù, và tôn trọng các nguyên tắc về tự do ngôn
luận.
Bản phúc trình dày 42 trang, mang tựa đề “Những Bloggers và Công dận Mạng bị giam cầm sau chấn song
nhà tù”, tiết lộ từ năm 2010 nhà cầm quyền Việt Nam
đã gia tăng đàn áp các Bloggers và Công dân Mạng.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt
Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân
quyền đã xác định được 32 Bloggers và Công dân Mạng hiện bị
cầm tù, bị tố cáo hay tuyên án những năm tù nặng nề vì đã đưa lên mạng những bài
viết bị chính quyền xem là “hoạt động lật đổ”, nhưng thực tế chỉ là những phát
biểu ôn hòa các ý kiến của họ. Án tù mà mỗi người họ phải trả từ 2 đến 16 năm tù
giam.
Trong 12 tháng qua, 22 bloggers và công dân mạng bị
kết án với tổng số 133 năm tù giam và 65 năm quản chế sau đó, vì lý do đấu tranh
bất bạo động trên Internet. Chỉ riêng trong một phiên tòa hôm 9 tháng giêng năm
2013, 14 thanh niên đã bị tuyên án tổng cộng 100 năm tù giam chỉ vì nhóm người
này hành xử quyền tự do ngôn luận.
Mười bảy nhà hoạt động hiện bị cầm tù, trong số có 3
phụ nữ, bị tuyên án theo điều 88 trong bộ Luật Hình sự. Là điều luật trấn áp gắt
gao, dự liệu án tù 20 năm nhưng lại định nghĩa mơ hồ là “tuyên truyền chống phá
nhà nước”.
Theo Chủ tịch
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, bà Souhayr Belhassen nói rằng “Việt
Nam được biết tới với nền kinh tế phồn thịnh và những bãi biển thần tiên. Nhưng
dư luận quốc tế lại dửng dưng trước sự nhạo báng tự do ngôn luận tại nước này.
Dù rằng Việt Nam đang sống dưới thể chế đàn áp tự do ngôn luận nhất trên thế
giới”.
Nhà cầm quyền Việt Nam ở mọi cấp đều bắt bớ tùy tiện,
hăm dọa, hành hung, và vi phạm quyền xét xử các bloggers và công dân mạng nào
dám phê bình nhà nước. Bản Phúc trình cũng mô tả 9 bloggers cùng những bài viết
của họ trên Internet. Blogger nổi danh Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày) và các
thành viên Câu lạc bộ các Nhà báo tự do, là những người đưa lên mạng bài viết
phê bình điều 88 trong Bộ Luật Hình sự, thì trớ trêu thay họ lại bị bắt giam
chiếu theo điều 88 này hôm 24.9.2012, với những an tù giam lên tới 12 năm. Mặc
dù họ phản đối vì vô tội, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm ngày 28.12.2012, Điếu
Cày và Tạ Phong Tần vẫn bị giữ y án.
Tháng 9 năm 2012, chính sách đàn áp tự do ngôn luận
trên Internet vượt qua một bước mới : Thủ tướng Việt Nam ra lệnh trừng phạt bất
cứ ai phê phán Đảng và chính quyền. Ông ta nêu đích danh 3 blogs bất đồng chính
kiến, trong số có blog nổi danh Dân Làm Báo (Chiến sĩ Thông tin), đăng tải những
bài vở chính trị và nhân quyền.
Một Nghị định Internet mới đang được chuẩn bị. Nội
dung chẳng tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ nhân quyền. Nghị định mang các
điều luật bó buộc các công ty Internet và các hãng cung cấp dịch vụ phải hợp tác
với chính quyền để trấn áp một loạt những “hành vi bị cấm”. Điều 5 của Nghị định
xem như bất hợp pháp đối với những ai “lợi
dụng việc cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng” để “chống lại nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”, “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân” và “phá hoại thuần phong mỹ tục của dân
tộc”. Điều 25 bắt buộc kiểm duyệt mọi thông tin loan tải trên Internet
chiếu theo điều trưng dẫn trên đây.
Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, ông
Võ Văn Ái bình luận rằng “Trong
khi Việt Nam gây trầm trọng với nạn kiểm duyệt cùng các sắc luật và điều chỉnh
mới, thì công an đàn áp, bắt bớ giam cầm, hăm dọa, cho đến những cuộc hành hung
tình dục gia tăng nhằm chống lại các bloggers trẻ để gây kinh hãi, bắt họ câm
họng hay tự kiểm duyệt lấy mình. Tuy nhiên, nền văn hóa phản kháng
đã khởi động và nổi lên tại Việt Nam nhờ
Internet. Không như Hà Nội suy diễn gán cho họ là “thế lực thù địch” đang tìm
cách lật đổ chế độ, những bloggers và công dân mạng này là những người yêu tổ
quốc Việt Nam, họ sử dụng công nghệ mới để phục vụ cho tự do và các quyền cơ bản
của người dân. Chính quyền sẽ chẳng bao giờ thanh toán được cao trào này bằng
cách đưa các bloggers và công dân mạng vào sau chấn song
tù”.
Xin
bấm vào đây để tải xuống bản Phúc trình bằng
- Tiếng Pháp (sẽ lên mạng trong vài ngày tới)
- Tiếng Việt (sẽ lên mạng trong vài ngày
tới)
Liên
lạc để hỏi thêm chi tiết :
- Ủy ban Bảo
vệ Quyền Làm Người Việt Nam : Võ Văn Ái và Penelope Faulkner (tiếng Việt, Anh và
Pháp) - Đt Paris : +33 1 45 98 30 85 hay +33 6 11 89 86 81
- FIDH,
Arthur Manet (tiếng Pháp, Anh và Tây Ban Nha) - Đt Paris : +33 6 72 28 42
94
- FIDH,
Audrey Couprie (French, English and Spanish) - Đt Paris : +33 1 43 55 14
12
Xin hãy ủng hộ chiến dịch “Tất Cả Chúng Ta Là Bloggers Người Việt !” Vòng quanh thế giới, các bloggers hãy đăng tải văn bản của những bloggers người Việt bị cầm tù và yêu sách trả tự do cho họ. Để biết thêm thông tin chiến dịch này : Bấm vào đây !
|
Thursday, 14 February 2013
Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù”
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment