Sunday, 24 February 2013

Hãy nói trước ngày chết - Biến cố Tết Mậu Thân 1968: Trường hợp Lê Văn Hảo













Họ tiếp tục hát trên những xác người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân. Và vì thế những tang thương quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:
Trần Trung Đạo  - Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.

Chuyên đề Mậu Thân "Khi năm Tuất đến, Huế vẫn còn khóc cho Tết năm Thân..."


Việt Cộng là ai?

Họ tiếp tục hát trên những xác người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân. Và vì thế những tang thương quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:
Trần Quốc Việt  dịch - Lệ Xá Tây, Nam Việt Nam, 12 tháng 11, 1969 (AP) - Dưới bóng cây nhiều mấu xù xì bà Phan Thị Dân lặng lẽ khóc chồng. Thỉnh thoảng bà vuốt ve tấm vài nhựa màu xanh đựng thi hài chồng được bó chặc bằng sợi dây ny lon - một vài cái xương, những mẩu vải áo quần còn sót lại, và chiếc sọ lộ rõ hai chiếc răng vàng còn nguyên vẹn. 

"Việt Cộng?" bà đáp lại câu hỏi. "Chúng tôi cùng chung giòng giống, chúng tôi cùng chung màu tóc, chúng tôi cùng chung ngôn ngữ. Nhưng họ vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Và giờ đây chúng tôi biết rằng họ còn vô nhân đạo."

Lời phát biểu này không biểu lộ hận thù, càng không biểu lộ nhiều xúc cảm. Bà Dân, cô giáo 45 tuổi, suốt trong 21 tháng trời bà biết chồng bà chắc đã chết, một trong hơn 3.000 người bị các toán hành quyết Việt Cộng sát hại trong trận chiến ở Huế trong cuộc tấn công vào dịp Tết năm ngoái. 

Thursday, 14 February 2013

Kỷ vật Mậu Thân - Chuyên đề Mậu Thân ....



Thiện Giao (Người Việt) - Âm nhạc, và những tài liệu sót lại từ biến cố Mậu Thân 1968 sẽ là nguồn lưu giữ lâu dài nhất, chính xác nhất, những chứng tích liên quan đến vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế.

Hát trên những xác người
 
Mậu Thân 1968, những gì xảy ra cho người đã chết, sẽ còn mãi trong lòng người đang sống. Biến cố ấy sẽ không trôi qua trong quên lãng. Mậu Thân 1968 để lại dấu vết trong âm nhạc, trong văn chương, trong hồi ký, và trên báo chí.
Mậu Thân được mô tả rất thực trong bản nhạc “Hát Trên Những Xác Người” ghi dấu địa danh Bãi Dâu.

Chiều đi lên Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Trên con đường
Người ta bồng bế nhau chạy trốn
Chiều đi lên Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Những hố hầm
Ðã chôn vùi thân xác anh em...

Mậu Thân được ghi lại trong “Cơn Mê Chiều” với cầu Trường Tiền, với Kim Long, Nam Dao, lên án “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.”

Xin ủng hộ chiến dịch “Tất cả chúng ta đều là bloggers người Việt!”


















Cập nhật: Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù” * FIDH - International Federation for Human Rights, VCHR - Vietnam Committee on Human Rights report on Vietnam - Bloggers and Netizens Behind Bars: Restrictions on Internet Freedom in Vietnam * The Jakarta Post: Vietnam detains 33 citizen journalists in 4 years: Report

Quê Mẹ - Điếu Cày là nhà blogger người Việt 60 tuổi. Tháng 12 năm 2007 ông công bố đoạn văn chúng tôi in lại dưới đây. Bốn tháng sau ông bị bắt, và vừa qua ông bị tuyên án 12 năm tù giam. Điều "sai lầm" của ông là đã dám viết ý kiến của mình lên blog về các quyền tự do cơ bản tại Việt Nam.


Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù”


http://www.queme.net/vie/doc/Tcbc_2013-02-13_-_Phuc_trinh_ve_cac_Bloggers_bi_cam_tu.pdf


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 13.2.2013

Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù”

Những Bloggers và Công dận Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù

PARIS, ngày 13.2.2013 (QUÊ MẸ & FIDH) – Trong bản Phúc trình làm chung và công bố ngày 13.2, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho các Bloggers và Công dân Mạng đang bị cầm tù, và tôn trọng các nguyên tắc về tự do ngôn luận.


Bản phúc trình dày 42 trang, mang tựa đề “Những Bloggers và Công dận Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù”, tiết lộ từ năm 2010 nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp các Bloggers và Công dân Mạng.




Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt NamLiên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đã xác định được 32 Bloggers và Công dân Mạng hiện bị cầm tù, bị tố cáo hay tuyên án những năm tù nặng nề vì đã đưa lên mạng những bài viết bị chính quyền xem là “hoạt động lật đổ”, nhưng thực tế chỉ là những phát biểu ôn hòa các ý kiến của họ. Án tù mà mỗi người họ phải trả từ 2 đến 16 năm tù giam.
Trong 12 tháng qua, 22 bloggers và công dân mạng bị kết án với tổng số 133 năm tù giam và 65 năm quản chế sau đó, vì lý do đấu tranh bất bạo động trên Internet. Chỉ riêng trong một phiên tòa hôm 9 tháng giêng năm 2013, 14 thanh niên đã bị tuyên án tổng cộng 100 năm tù giam chỉ vì nhóm người này hành xử quyền tự do ngôn luận.

Ngày Xuân đọc hai bức Thư Xuân

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 14.2.2013



Tưởng nhớ Nhà văn Hoàng Tiến :


Ngày Xuân đọc hai bức Thư Xuân



PARIS, ngày 14.2.2013 (PTTPGQT) - Đài Phát thanh Phật giáo Việt Nam đã làm hai chương trình phát về Việt Nam tưởng nhớ Nhà văn Hoàng Tiến vừa về cõi Phật hôm 28.1.2013. Nói đến Nhà văn Hoàng Tiến là nói tới một phong trào các cựu đảng viên Cộng sản thức tỉnh về tình tự dân tộc sau mấy mươi năm dài lãng quên theo ý thức hệ ngoại lai Tây phương và Trung quốc của ông Mao.
Bỗng đầu thập niên 2000, những người ấy cỗi áo giáp ngoại lai, mặc chiếc áo dân tộc từ thời Vua Hùng, đứng lên giữa Đất thiêng Thăng Long đòi hỏi nhân quyền và dân chủ.
Điều phải nói sự khởi động dân chủ phát xuất từ Saigon đưa tới mối kết liên Bắc Nam lần đầu cho một cao trào vắng bóng trên quê hương sau 60 năm tranh chấp. Trước đó, rải rác từ Nam tới Bắc hẵng đã có những tiếng nói gào kêu cho dân chủ.
Sự khởi động từ Saigon là Lời “Kêu Gọi Cho Dân chủ Việt Nam” với giải pháp thực hiện 8 Điểm của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ công bố ngày 21.2.2001 đã được công luận người Việt trong và ngoài nước hoan nghênh.
Sang ngày Tết Ất Dậu, 2005, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ lại viết bức “THƯ CHÚC XUÂN Kính gửi quí vị Nhân sĩ, Trí thức, Văn Nghệ sĩ, và Đồng bào trong và ngoài nước”. Hòa thượng nhận định :