Friday, 7 February 2014

Huệ Lộc - Yêu Cầu Vượt Qua 5 Sự Thật Trước Khi Đánh Phá Ngài Quảng Độ.

 photo 7b35d2af-8229-4c21-b2b9-5973fd76ef03_zps512dfc23.jpg
 


Huệ Lộc - Gần đây có một số người không biết phải trái dùng lời lẽ lý luận ngang bướng để vu khống cũng như mạ lỵ Đức Tăng Thống Quảng Độ chỉ vì Ngài thanh lọc những phần tử bất lương trong Giáo Hội. Số người vu khống và mạ lỵ Ngài Quảng Độ, không biết vị thế của mình là gì, bổn phận của mình là chi, trí lực cùn cạn, biện ...minh hồ đồ, nhảy nhót chỉ chỏ mắng chưởi bậc tu hành đức trọng một cách vô ý thức, y như người chưa bao giờ phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai quấy, mà cứ tưởng mình hay mình giỏi. Chỉ theo cách hành văn thôi cũng đủ biết một lối làm việc hết sức ỷ ngữ xảo ngôn, rất hồ đồ và cẩu thả. Nay lại cố tình chối bỏ sự thật về hành động bảo vệ đạo pháp của Ngài Quảng Độ, mà còn lại dùng lời nói suồng sả vu khống Ngài bằng lý luận che dấu, cho rằng Ngài Quảng Độ không biết luật lệ, làm việc vi hiến, phạm giới vọng ngữ, tham nhũng, phản phúc... Đến khi có người hỏi lại rằng sự vi hiến của Ngài Quảng Độ nằm trong Điều thứ mấy, Chương nào, Hiến Chương ngày nào; về việc phạm giới thì nhân chứng, vật chứng ở đâu thì ngậm cả miệng lại, như nuốt phải đá.

Vậy kễ từ nay, những quý vị nào trước khi muốn công bố hay kết tội Ngài Quảng Độ vi phạm Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ khi Giáo Chỉ 10 được ban hành, vui lòng trả lời và vượt qua hết 5 sự thật sau đây, xong rồi hảy mở miệng hay hạ bút phê bình Ngài. Còn nếu không làm được điều đó thì đừng bao giờ quy chụp Ngài Quảng Độ vi phạm Hiến Chương hay có lỗi lầm gì nữa. Nếu cứ tiếp tục làm thế, tức là kẽ Ngu Si trong làng văn bút, cũng như là kẽ "không suy nghĩ" vậy. Sau đây là 5 sự thật:


1. Sự thật thứ nhất- Có Điều Nào Ngăn Cấm?

Trong suốt 2 bản Hiến Chương năm 1964 và 1973, có điều khoản thành văn nào ngăn cấm và không cho Ngài Quảng Độ cất chức bất cứ thành viên nào khi bị phạm lỗi với Giáo Hội không?

2. Sự Thật thứ hai - Nếu có vi hiến thì là điều thứ mấy?

Còn nếu gượng ép khăng khăng cho rằng Ngài Quảng Độ vi hiến, thì hỏi: Vi hiến Điều thứ mấy, Chương nào? trong Hiến Chương nào? Có văn bản nào xác định?

3. Sự Thật thứ ba - Không thể vi phạm cả hiến chương

Nếu không tìm ra được Điều nào khả dĩ bảo là có vi hiến, có thể ông cho rằng Ngài Quảng Độ vi hiến toàn thể Hiến Chương cho chắc ăn chớ gì? Tiếc thay lập luận nầy cũng không đứng vững, vì Hiến Chương bao gồm các Chương và Điều, mà không có Chương nào hay Điều nào bị vi phạm, thì sao gọi là vi phạm toàn thể Hiến Chương. Giống như một người đang có một đời sống lương thiện, không tạo bất cứ một lỗi lầm nhỏ nào với pháp luật, nay lại kết tội người đó vi phạm pháp luật, là sự vô lý.

4. Sự Thật thứ tư - Các Tăng Sư cũng như cư sĩ đã ra khỏi Giáo Hội thì phải trả lại "Động Sản và Bất Động Sản Hiến Cúng" cho Giáo Hội

Hảy xem sau ngày 9 tháng 12, 2013, chỉ một ngày sau khi Giáo Chỉ số 10 vừa ban hành thì có một đám sư Tăng cùng phe sư V Đ, sư V L, ông C L xúm nhau tuyên bố từ chức, rồi từ bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ra ngoài lập ra tổ chức mới gọi là Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại. Nhóm mới nầy là một tổ chức độc lập, hoàn toàn không còn dính líu và tuỳ thuộc vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Lại nữa, sau khi làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội thì các vị nầy không mang tất cả các động sản và bất động sản do Đàn Na Tín Chủ đã hiến cúng, cũng như tiền cứu trợ khắp mọi nơi gởi về, trước ngày 9 tháng 12, năm 2013 mà hoàn trả lại cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Ngài Quảng Độ làm Tăng Thống. Như vậy là các vị đó đã vi phạm Điều thứ 30, Chương Thứ 9 Tài Sản, của bản Hiến Chương ngày 04-01-64, các nhà sư đó cũng vi phạm luôn cả Điều thứ 37, Chương thứ 10 Tài Sản, trong Hiến Chương Ngày 12-12-1973. Theo Luật nhà Phật, việc làm của các vị sư nầy đã vi phạm nghiêm trọng giới luật "Trộm Đạo" của Thường Trụ Tam Bảo và của Chúng Tăng trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Kinh, Luật nhà Phật đã nói rỏ ràng về giới Trộm Đạo của Thường Trụ Tam Bảo và của Chúng Tăng nầy, xin trích lại một đôi phần trong Sa Di Luật Giải làm căn cứ cho bài viết hôm nay:

4-1. Kinh Tam Muội:
"Tội người trộm lấy vật của chúng Tăng, nặng hơn tội người giết tám vạn bốn ngàn cha mẹ" (Sa Di Luật Giải, trang 55)

4-2. Kinh Đại Luật:
"Bằng trộm những vật trong Tháp Phật và vật cúng trong chùa, đều mắc tội nặng, còn trộm quyển kinh người khác, tính giá tiền giấy mực mà phạm tội nặng và nhẹ như luật đã nói." (Sa Di Luật Giải, trang 55)

4-3. Kinh Lương Hoàng:
Thà ăn thịt mình, quyết không lạm dụng Tam Bảo chuốc lấy khổ to, chịu tội một đời hoặc nhiều đời, bởi vì lạm dụng của Tam Bảo vậy. Lại nữa, của Phật của Pháp, của Tăng phần nào đều thuộc về phần ấy, không được lấy dùng lộn xộn. Nếu dùng trái phép sẽ tính giá, phạt tội; còn vật của chúng Tăng hoặc của Thường Trụ cũng thế, cũng có phần sở thuộc, không được phép dùng lộn xộn. Các điều như vậy trong Đại Luật có nói rỏ, văn nhiều đây chẳng chép.

Đời Đường, đất Phân Châu, ông chủ chùa Khải Phước, tên là Huệ Trừng nhiểm bịnh, cất tiếng như trâu rống mà chết, chôn cất xong, ông tăng trong chùa đó là Ngài Trường Ninh ban đêm thấy ông Huệ Trừng về hình sắc ốm gầy. Trừng nói : " Tôi vì lạm dụng của Tam Bảo, chịu khổ khó nói, các tội còn nhẹ , duy có tội lạm dụng của Thường Trụ Tam Bảo rất nặng, xin Ngài làm ơn cứu giúp. Ngài Trường Ninh bấy giờ vì ông Huệ Trừng tụng kinh sám tội hơn một tháng Trừng trở về nói: " Nhờ lợi ích sám hối tụng Kinh, nay Tôi riêng ở một chổ và đã đặng bớt khổ, song chưa biết ngày nào mới hẳn là ngày hết tội." (Sa Di Luật Giải, trang 55)

4-4. Kinh Thập Giới:
"Có phạm giới đây (trộm đạo), chẳng phải là thầy Sa di vậy"
Kinh chép một thầy Sa di trộm của Thường Trụ 7 trái cây; một thầy Sa di thứ hai trộm của chúng Tăng vài cái bánh, thầy Sa di thứ ba trộm chút đường phèn của chúng Tăng, cả ba chết rồi đoạ Địa Ngục. (Sa Di Luật Giải, trang 59)

4-5. Cổ Kinh vân:
Ninh tựu đoạn thủ, bất thủ phi tài
dịch
Thà chịu chặt tay, chớ lấy của phi tài (Sa Di Luật Giải, trang 63)

4-6. Bậc Cổ Đức:
Nhơn phi thiện bất giao, vật phi nghĩa bất thủ
dịch
Người không tốt không là bạn, của phi nghĩa không lấy
(Sa Di Luật Giải, trang 63)

4-7. Kinh Lục Độ Tập:
Đức Phật nói trong một kiếp làm người nghèo:
"Ta thà giữ đạo nghèo hèn mà chết, chớ chẳng làm người vô đạo, giàu sang mà sống" ( Sa Di Luật Giải, trang 63)

4-8. Kinh Tăng Nhứt A Hàm:
Phật dạy các Tỳ Kheo:
" Nếu ai trộm cắp vật của người ta, bị người chủ bắt được, giao cho Quan trị tội, cầm giam trong lao ngục, hoặc chặt tay chơn, lắt tai, mũi nhẫn đến chặt đầu, tên bắn, đũ cách hành hạ rồi chết, sau khi mạng chung, sanh trong Địa Ngục lữa dữ thiêu thân , nước đồng sôi rót vào miệng , hoặc trong chảo dầu , quăng vào lò lữa, gươm đao đâm lụi, hấp nóng, bỏ chổ dơ, cối xay nghiền nát, cối giã đâm nhừ, chua chát nhức đau đủ cách, nào hay kễ xiết, cả trăm ngàn năm không ngày nào ra khỏi.

Tội Địa Ngục vừa mãn, kế sanh trong loại súc sanh làm voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà, lừa, chó... , trải trăm ngàn năm, ra sức đền bù nợ người. Tội Súc Sinh vừa mãn lại sanh trong loài ngạ quỉ đói khát khỗ ngặt không thể nói đũ, trải trăm ngàn năm chịu khổ như thế. Hết đời Ngạ Quỉ mới được làm người lại, lại mắc hai món quả báo:

1. Nghèo cùng, áo chẳng kín thân, cơm không no miệng
2. Thường bị nạn nước trôi lữa cháy, hoặc bị vua bắt, quan đòi, giặc dữ cướp đoạt ... (Sa Di Luật Giải, trang 64)

4-9. Kinh Chánh Pháp Niệm:
Thà ăn trùng rắn độc và uống nước đồng sôi chớ không phá giới cấm mà ăn đồ ăn của chúng Tăng. (Sa Di Luật Giải, trang 73)

4-10.Luận Đại Trí Độ:
Những người phá giới, bằng mặc đồ pháp phục tức là tấm sắt đồng buộc vấn nơi thân; bằng bưng bình bát tức là bưng chén nước đồng sôi. Bằng có uống ăn tức là nuốt hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi. Bằng thọ dụng người ta cúng dường tức là quỉ ngục tốt, quỉ ngưu đầu trong địa ngục. Bằng vào nhà Tịnh Xá, tức là vào địa ngục lớn, bằng ngồi giường chúng Tăng tức là ngồi trên giường sắt nóng. Như trong các Kinh, Luận, Phật đã nói:"Khá chẳng răn sợ sao ? !"( Sa Di Luật Giải, trang 73)

4-11. Trong Kinh Phương Đẳng:

Ngài Hoa Tụ Bồ Tát nói:
"Tội Ngũ Nghịch và tội tứ trọng ta có thể cứu đặng; còn tội trộm lấy vật của chúng Tăng, thì ta không thể cứu đặng." (Sa Di Luật Giải, trang 55)

5. Sự Thật thứ năm- Xử Trí Tăng Phạm Luật như thế nào?

Đối với Tăng sư phạm tội Dâm, bị luật pháp quốc gia kết tội và xử phạt thì đã đương nhiên bị loại ra khỏi Tăng Đoàn và phải trả Tăng Bào lại cho Giáo Hội; cớ sao cho đến ngày hôm nay tu sĩ phạm giới trọng Dâm đó vẫn ngang nghiên mặc áo Tỳ Khưu, ngang nhiên giảng đạo, ngang nhiên trụ trì chùa chiền, không tôn trọng giới luật do Phật chế ra??? Như vậy còn thể thống gì về đạo đức tác phong của kẽ xuất thế làm ruộng phước cho chúng sanh? Người sau nầy lấy điều gì để tôn trọng tu sĩ, lấy điều gì để phát tâm cúng dường? Chiếu Kinh Đại Niết Bàn, và cũng do Đại Luật thì cả đám người tu ở chung, tu chung, sinh hoạt chung với tu sĩ phạm giới nầy đều gọi là Phá Giới Tạp Tăng và Phá Giới Ngu Si Tăng. Vậy ông trả lời điều nầy như thế nào? Hảy xem lời nói :

5-1. Pháp Sư Ấn Thuận:
" Trong quy chế Tăng Đoàn do Phật quy định, nếu có người phạm trọng giới thì bị trục xuất khỏi Tăng Đoàn, thủ tiêu tư cách xuất gia của người ấy. Không những không xứng đáng là Tì-khưu, ngay cả Sa Di cũng không đáng. Phạm các trọng giới tất sẽ bị đọa lạc..." (Con Đường Thành Phật, trang 221)

5-2. Kinh Đại Niết Bàn:
" Đức Phật nói ! Nầy Ca Diếp Tăng chúng có 3 hạng: một là Phạm Giới Tạp Tăng, hai là Ngu Si Tăng, ba là Thanh Tịnh Tăng. Hạng Phá Giới Tạp Tăng thời dễ phá hoại. Hạng thanh tịnh trì giới thời lợi danh không làm hư hoại được.

Thế nào là loại Phá Giới Tạp Tăng? Nếu thầy Tỳ Kheo dầu là giữ gìn giới cấm, mà vì cầu lợi nên cùng với người phá giới ở chung, ngồi chung, sự nghiệp chung, ở đây gọi là phá giới Tạp Tăng.

Thế nào là Ngu Si Tăng ? Nếu có Tỳ Kheo ở nơi A Lan Nhả (thanh vắng yên ổn), tâm trí tối khờ đần độn, thiểu dục đi khất thực. Đến ngày thuyết giới ( nữa tháng một lần) ngày tự tứ (1 năm một lần) bảo các đệ tử thanh tịnh sám hối. Thấy người không phải đệ tử, phạm giới, không có thể bảo thanh tịnh sám hối, mà bèn chung thuyết giới tự tứ. Đây gọi là hạng Ngu Si Tăng." ( Kinh Đại Niết Bàn , Phẫm Kim Cang Thân)

Lại nữa, cũng trong kinh Đại Niết Bàn, Phẫm Trường Thọ, Đức Phật nói với Ngài Ca Diếp Bồ Tát rằng:

"... Nếu người (Tỳ kheo và Tỳ Kheo Ni) nào không tu học ba phẫm Pháp nầy ( Giới, Định, Huệ) lười biếng phá giới, huỷ hoại Chánh Pháp, thời vua , quan, 4 bộ chúng phải nên nghiêm trị.
-Nầy Ca Diếp! như vậy các vua , quan, 4 bộ chúng có mắc tội chăng?
Ca Diếp Bồ Tát thưa rằng:
- Bạch Thế Tôn, Không!
Phật nói:
- Các vua, quan , và 4 bộ chúng ấy còn không có tội, huống là Như Lai."
Đó là lời Phật thuyết, trừng trị tăng phá giới, huỷ hoại Chánh Pháp là bổn phận của mọi người Phật tử.
5-3 Ai Là người trong Địa Ngục?

Trong Kinh, Đức Phật hỏi ông A Nan rằng:
- Ông muốn thấy người trong Địa Ngục không?
Ông A Nan bạch:
- Dạ, con muốn thấy nhưng làm sao thấy đặng?
Đức Phật dạy:
- Người trong Địa Ngục, là người thân làm ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ việc ác, ấy là người trong Địa Nguc vậy.

Luận rằng: Người đời thiện hay ác chẳng ngoài ba nghiệp thân, khẫu , và ý. Nay nói ba nghiệp ấy toàn là hắc nghiệp thế mới vào Địa Ngục vậy.
Ngày xưa ông Vương Nhất Hựu ở đất Trấn Giang,nghe người bán tôm. Rao tôm một tiếng mà biết ba nghiệp kia đều ác. Vì sao? thân gánh tôm, thời là thân nghiệp ác; ý muốn bán tôm , thời là ý nghiệp ác; miệng rao bán tôm, thời là khẩu nghiệp ác. Thế biết rao tôm một tiếng, mà biết ba nghiệp đều ác. Sở dĩ Phật nói người đó là người ở trong địa ngục vậy. (Long Thư Tịnh Độ, quyển bốn , Tu Trì Pháp Môn, phần năm)

Ông C L phạm tội Ba La Di , lại thêm xâm phạm thân thể trẽ vị thành niên, nên đã có luật pháp thế gian trừng phạt và bắt buộc bồi thường cho gia đình nạn nhân số tiền lên tới bạc triệu US. Đã không tự sám hối và trả áo cà sa lại cho Giáo Hội, mà lòng ham muốn càng tăng thượng không ngừng, muốn được tăng chức đến sư ông cố vấn tối cao của Văn Phòng II Viện Hoá Đạo hải ngoại, gần ngang ngữa quyền hành với Đức Tăng Thống bên kia đang ngồi trong 4 bức tường giam lõng. Thật là ngông cuồng tự đại, khi thường luật Phật quá sức !

Thầy V Đ làm đến chức Viện Trưởng Viện Hoá Đạo tối cao trong nước chỉ thấp hơn chức Tăng Thống còn ức điều gì lại phá bỏ giới luật của người xuất gia, biện hộ che chở cho Tăng phạm giới Ba La Di đã từng bị luật pháp quốc gia ban hành bản án trừng trị và đã bị loại ra khỏi Giáo Hội. Chẳng những vậy mà sư V Đ trước mặt Đức Tăng Thống, miệng thì nói "Khâm Tuân", nhưng phía sau thì lén lút bàn bạc với đám gian tăng tạo ra một văn bản nhằm mục đích đưa ông C L trở về làm chức Cố Vấn tối cao cho Văn Phòng II Viện Hoá Đạo. Sư V Đ tự mình ký tên trong văn bản nầy trước , rồi lợi dụng sự tin cẩn của Đức Tăng Thống trong lúc ở gần Ngài, mới "nhờ" Ngài ký tên vào văn bản nầy. Điều nầy trái hoàn toàn với ước muốn và lý do mà Đức Tăng Thống từ nhiệm trước đó. Ngài Quảng Độ vì thấy Ông C L là sư bị đạo đức xả hội ruồng bỏ và luật pháp xả hội kết tội "Đại Hình" mà vẫn ngang nhiên mang áo nhà sư, làm người "người tu gương mẫu", thuyết pháp, truyền giới, chứng minh, đại diện tôn giáo, tổ chức...làm xấu hổ cho Đạo Phật cùng các chư Tăng và Phật Tử, lại có quá nhiều bè cánh bao che, cho nên Ngài mới từ nhiệm. Vậy sư V Đ vì bao che cho sư phạm tội Ba La Di, nên phạm tội Tăng Tàn; vì lừa gạt Ngài Quảng Độ, cố tình lấy cho được chử ký của Ngài Quảng Độ vào văn bản ngụy tạo nên phạm vào tội Vọng Ngữ vì đây là Tâm , Khẫu , và Ý đều cùng hành động lừa gạt. Sao gọi là lừa gạt vì đã biết và đã khâm tuân mà cố ý làm trái lại.

Còn sư V L thì phạm tội Vọng và cố ý phá hoại lại Tăng Đoàn quá nhiều như tự ý mở Đài Truyền Hình, mở ra website khác với tiếng nói của Giáo Hội, mời sư quốc doanh lên Đài Truyền hình giảng "đạo", mời sư quốc doanh gia nhập vào ban điều hành giáo hội làm cho các thành viên giáo hội phản đối... mà mọi người đều biết tưởng không cần phải nói ra chi tiết.

Việc làm của ba người trên, dĩ nhiên là còn có những người khác nữa, nói lên một đường lối nghịch lại trọn vẹn đường hướng lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và thấy rỏ ràng họ đang cấu kết trong, ngoài để biến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành ra một giáo hội thối nát. Ngay nơi trường hợp sư V Đ, nếu Ngài Quảng Độ sơ ý ký tên vào văn bản kia thì trong một nháy mắt, tin tức ông C L được phục chức cố vấn tối cao cho Viện Hoá Đạo Văn Phòng Hai Hải Ngoại truyền đi khắp mọi nơi, thì có phải Ngài Quảng Độ phải chịu biết bao nhiêu sự chê cười phỉ nhổ một cách oan ức tủi nhục, đau khỗ tận cùng, không thể nào biện bạch được cho đến hết cuộc đời còn lại hay không? Rỏ ràng âm thầm nội gián, phản bội sư môn rồi. Như vậy thì không gọi những sư tăng đó đang tìm cách truất phế Đức Tăng Thống thì nói họ đang làm gì???? Vậy mà còn có người bắt lỗi Ngài Quảng Độ sao gọi sư V Đ là "nó" trong lúc có cuộc phỏng vấn với Cô Ỷ Lan. Đây để nói rỏ là lỗi hay không lỗi qua hai phương diện của vấn đề nầy:

1. Về phương diện hành chánh: Đây là tiếng xưng hô chỉ người thứ ba, trong ngôn ngử thế gian, không có gì là bị ngăn cấm từ ngôn từ nói chuyện cho đến văn tự. Ở đây tiếng "nó" để chỉ cho kẽ mà Ngài Quảng Độ thương mến, tin tưởng lâu nay, bổng nay thình lình bội phản, lừa gạt, mưu tính truất phế Ngài, và bán cả Tăng Đoàn vào tay quỷ dử. Xét ra tiếng " nó" nầy còn quá Từ Bi. Nếu là người khác, thì tiếng "nó" sẽ được thay thế bằng tiếng nặng nề hơn nhiều.

2. Về phương diện Đạo Pháp: Đối với loại tăng khinh thường giới luật do Phật chế ra, phá hoại tăng đoàn giáo hội như sư V Đ đã làm, thì nói bằng "nó" thì đâu có thấm vào đâu, mà cần chỉ mặt mắng chưởi nặng nề rồi đuổi ra khỏi Tăng Đoàn, còn chưa hết tội. Ngày xưa, lúc Phật còn tại thế, Đề Bà Đạt Đa có lần sanh tâm muốn lấy hết Giáo Hội của Phật, nên nói với Phật rằng:

" Phật đã già yếu thường ưa nhàn tịnh, Ngài có thể vào rừng tự vui. Tăng chúng có thể giao lại cho Tôi"
Phật nói:
"Xá Lợi Phất Mục Kiền Liên ...có trí tuệ lớn, là người hiền thiện, nhu hoà, thanh tịnh. Ta còn không cho nhiếp Tăng, huống chi ngươi là người Cuồng, Người Chết, người Súc Nhổ."

Thế mới biết hành động biện minh cho lời nói. Cần gì phải tự xưng mình là ăn cướp, chỉ cần giựt đồ của người ta một cách bất chánh thì đã là đứa ăn cướp rồi. Nghe tiếng sủa mà biết là chó, các phản sư nầy đâu cần phải nói cho mọi người biết mình đang truất phế Đức Tăng Thống, mà chỉ cần có những hành động mà mọi người chứng kiến trong những ngày vừa qua như lừa gạt chử ký, chống phá Ngài Quảng Độ, cho người chưởi mắng, vu khống, bôi bác Giáo Hội..thì đó là những chứng minh hùng hồn cho ý đồ truất phế vị Tăng Thống từ trước rồi. Xét về tội thì sư V Đ là người có tội lớn hơn hết vì đã lợi dụng lòng tin cẩn của Đức Tăng Thống mà viết sẳn văn bản hồi và tăng chức cho ông C L, rồi bất kỳ xuất ý đưa ra để Đức Tăng Thống ký vào tức là ép Ngài vào chổ chết.

Nói về vai vế, thì Ngài Quảng Độ là bậc Hoà Thượng của sư V Đ. Vậy Hoà Thượng là gì?

Hoà Thượng còn gọi là Lực sanh: Nhờ sức dạy dỗ, sanh giới thân huệ mạng cho ta, còn gọi là Thân Giáo Sư. Sao gọi là Thân Giáo Sư ? Đệ tử gần gũi bên thầy, lãnh lời giáo huấn. Nay đây tuy không phải gần thọ giới và lãnh lời giáo huấn nhưng mà do Ngài lạp cao đức trọng cho nên đồng bực Thầy mình vậy. Mà đã đồng bực Thầy mình thì mình đủ phép cung kỉnh chớ không nên khinh nhờn. (Sa Di Luật Giải-trang 175)

Trong Luật Ngũ Thập Tụng có nói:

Làm đệ tử thường mến đức Thầy, chớ nên soi bói lỗi nhỏ. Thuận theo Thầy, được thành công . Tìm lỗi Thầy mình tổn phước. Kinh Thiện Cung Kỉnh, Phật nói: "Đệ tử ở chổ Thầy chẳng đặng nói lời thô. Có lỗi Thầy quở trách chớ nên nói trả lại. Thầy không mở lời hỏi, chẳng đặng vội nói . Phàm Thầy sai khiến chẳng nên trái mạng . Bằng ở chổ Thầy không có tâm cung kỉnh và nói tốt xấu của sư tăng. Người ngu thế đó, phải y pháp trị tội. Thiệt Thầy có lỗi còn không nên nói, huống chi không lỗi. Bằng ở bên Thầy không cung kỉnh, sẽ để dành riêng cho một cái Địa Ngục nhỏ tên Chuỳ -Phát (dùi lụi, roi đánh). Đoạ trong ngục nầy một thân hoá làm 4 đầu. Thân thể bừng cháy, trạng như đống lữa, bốc cháy dữ dội, đốt mãi không thôi.

Người tội ở trong ngục, lại có con độc trùng mỏ như cây sắt, thường cắn cuống lưỡi. Hết tội đời Địa Ngục, lại sanh trong đời súc sanh, thường ăn chất nhơ bẩn. Mãn kiếp súc sanh dẫu sanh trong loài người, thường sanh vào chổ biên địa, nước da chẳng giống người , hình sắc đen đúa , và không đủ nhân tướng. Thường bị người khi dể, chê bai lấn hiếp cách Phật Thế Tôn hằng không có trí huệ. Từ đây chết đi đoạ trở lại trong Địa Ngục chịu biết bao sự khỗ và hoạn nạn. (Sa Di Luật Giải, Trang 183)

Sư V Đ phạm tội nặng hơn Kinh đây kễ, hình phạt tương ưng sẽ không thoát cảnh Địa Ngục ở kiếp sau. Như vậy Hoà Thượng Quảng Độ dùng tiếng "nó" để ám chỉ "gả ác tăng" nầy thì đâu có gì sai trái?

Cổ nhân xưa có câu:

Công nghiệp hữu vi, sanh nhiều tội lỗi
Thiên đường chưa tạo, địa ngục trước thành.
Khó liễu sanh tử, đều thành gốc khổ
Dưới lớp ca sa, thân người dễ mất.
Trong vòng thiết toả, phải chịu lữa gươm. (Tịnh Độ Thánh Hiền Lục)

Bài thơ nầy ứng cho sư V Đ, việc làm trái gốc đạo, phạm đến điều răn dạy của Tổ Sư nên phước đức và mạng sống rồi đây củng giãm ngắn, mà cảnh tượng địa ngục cũng bắt đầu chiêu cảm. Hy vọng lời nầy được đến tai sư V Đ, để sư có dịp ngẫm suy giáo lý 12 Nhân Duyên Phật dạy, lưới trời tuy lồng lộng, nhưng nhân quả không đi sai một tơ hào. Chỉ mắng người tu hành trì giới một tiếng nặng, thời đã sa vào địa ngục, như trong Sa Di Luật Giãi Kinh còn ghi lại:

" Trong Đại Luật nói: Xưa ông Điều Đạt mắng Ngài Xá Lợi Phất là tỳ kheo ác dục, vừa mắng thì huyết nóng trong mũi liền chảy ra, thân đương sống bèn đoạ trong Địa ngục lớn. Phật nhơn đó nói bài kệ rằng :

Phù sĩ xử thế, phũ tại khẫu trung
Sở dĩ trảm thân, do kỳ ác ngôn
nghĩa là
Luận kẽ ở đời, búa ở trong miệng,
Sở dĩ chặt mình, do lời nói ác"

Chỉ lời nói ác cho tăng trì giới mà bị quả báo hiện tiền rồi rơi vào địa ngục, hà huống chi Sư làm việc đại nghịch như vọng ngôn, lừa Thầy Tổ, phá hoại và bán đứng Giáo Hội, tội lỗi biết bao lớn, thì có tài gì thoát khỏi địa võng thiên la của Thiên Tào Địa Phủ? Phán Quan trợn mắt; Ngục Chủ dậm chân; Thiện Ác hai đồng tử, ngày đêm túc trực, sổ bộ ghi liền. Đã có nợ tức thời phải trả; đã tạo nghiệp ắt chuốc hoạ vào thân. Nợ đến thì không thể chạy; nghiệp cãm thì không thể tránh. Sổ đời vừa đóng; câu móc sẳn sàng. Kinh sách còn ghi lại biết bao chuyện luân hồi nhơn quả, thế gian đang xảy ra vô số việc báo ứng tang thương, Sư là người có tu hành há chẳng chút sanh lòng kinh dị? Mong Sư nghỉ đến nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan cầu, phước nhân thiên dễ gì tạo được. Một mai mất cả thân người, thì ngàn năm biết bao giờ tìm lại được. Mong Sư lắng lòng thức tỉnh, bỏ gian đảng ma vương trở về đường ngay nẽo chánh thì mới có hy vọng kiếp sau còn chút tương lai.

Nay những kẽ đã vu khống và mạ lỵ Ngài Quảng Độ dùng ỷ ngử xảo ngôn che dấu âm mưu tội lỗi của những phản tăng; vu khống Ngài Tăng Thống là không biết gì về Hiến Chương. Tại sao gọi là ỷ ngử và xảo ngôn? Cái hiểu biết của mình khác với hiểu biết cũa người, lấy mình là đúng, cho người khác là sai, mà không tôn trọng sự thật là ngu si đó là ỷ ngử. Tự cho mình biết nhiều về bản Hiến Chương, và cho vị Tăng Thống lãnh đạo của mình là không hiểu không biết, không tự biết thân phận thấp thỏi của chính mình, mà học tánh trèo cao, a dua kẽ khác, đua đòi phá bỏ Hiến Chương, Giáo Chỉ của Giáo Hội, của Thầy Tổ. Việc làm như vậy là chân ỷ ngữ. Còn thế nào là xảo ngôn? Như Kinh Sa Di Luật Giải có câu:

"Nặc nhơn chi thiện, sở vị tế Hiền
Đương nhơn chi ác, tư vi tiểu nhơn
dịch là
Giấu sự tốt của người, gọi rằng che người Hiền
Bày cái xấu của người, ấy là đứa tiểu nhân"

Kẽ đã che dấu công đức hộ pháp, che dấu công đức thanh lọc hàng ngủ lảnh đạo trong Giáo Hội, che dấu việc làm Y giáo phụng hành của Ngài Quảng Độ, lại vu khống cho rằng các hành động đó là vi hiến, đó gọi là xảo ngử của đứa tiểu nhân:

1. Vu khống cho người khác là phạm tội "Vọng ngữ"
2. Che dấu che chở cho tăng phạm giới là phạm tội Tăng Tàn
3. Vô cớ nói xấu bậc thượng thủ của Giáo Hội làm mất lòng tin thanh tịnh của chúng Tăng là phạm tội phá hoại sự hoà hợp Tăng Đoàn là một trong 5 tội ngũ nghịch.

Những việc làm như vậy là lời nói xảo ngôn mà còn thêm Đại Vọng. Những việc làm vô lý như vậy có khác gì Tàu Cộng vu khống mạ lỵ Đức Đạt Lai Lạt Ma là "thú đội lớp người" thật là lộng giả thành chơn quá lắm rồi vậy !

Người xưa khi viết ra binh pháp có 36 kế hay cũng chừa ra một kế chạy, đó kế cuối cùng là Tẫu Đào Vi Thượng; ông Tôn Võ Tử viết ra 13 thiên binh pháp, cũng phải dự trù một kế sách rút lui. Cớ sao ông chỉ muốn việc hơn thua vô nghĩa mà mạ lỵ vu cáo các bậc chân tu, tạo gây ác nghiệp nặng nề, thế là địa ngục chiêu cãm không sớm thì muộn, tự đoạn đường tuyệt hậu lối về rồi. Đến chừng nhân quả chín muồi, thiện ác đáo đầu chung hữu báo, quỉ vô thường đến bắt, thì ông có còn lý do gì mà bào chửa được? Ý đã đọng lời; chữ đã thành văn; án tội rành rành, lấy gì che mạng? Chừng đó có giận lại mình cũng muộn rồi. Dẫu có cầu Phật khẩn Trời, chạy kêu cứu khắp cả thế giới Đại Thiên , cũng không ai cứu mình đặng. Đành phải mang lông đội sừng vô lượng kiếp, mà chưa biết ngày nào ra khỏi ! Nghĩ củng đáng thương lắm vậy. Ông có từng xem Kinh Địa Tạng chưa?

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phẫm thứ năm, Ngài Địa Tạng Bồ Tát nói với Phổ Hiền Bồ Tát:

" Thưa nhơn giả! Đó là do chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề nầy làm những điều ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra những địa ngục như thế. Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu Di, có thể sâu dường như biển cả, có thể ngăn Đạo Thánh.

Vì thế chúng sanh chớ khinh điều quấy nhỏ mà cho là không tội, sau khi chết đều có quả báo dầu đến mảy mún đều phải chịu lấy.

Chí thân như cha con, mỗi người cũng theo nghiệp của mình mà đi khác đường, dầu cho có gặp nhau cũng chẳng bằng lòng chịu khổ thay nhau"

Vậy kễ từ nay nếu không thể dùng chánh lý để phá bỏ được 5 Sự Thật trên, thì đừng bao giờ mở miệng hay hạ bút nói Ngài Quảng Độ là vi phạm Hiến Chương hay phạm tội gì nữa. Đức Phật đã dạy :"Mình không muốn người dùng gậy gộc đánh mình, thì đừng dùng gậy gộc đánh người khác." Con người do ba nghiệp ác của thân, khẫu, ý mà rơi vào Địa Ngục thãm khỗ ngàn năm, mà cũng do 3 thiện nghiệp Thân, Khẫu, Ý mà trở về Phật cảnh, sung sướng đời đời. Hảy mang cuộc đời mình làm lợi ích cho chúng sanh thì công đức không cùng tận, còn trái lại mang sự thông minh tài trí của mình ra phục vụ thế lực tà ma phá hoại đạo pháp thì sau nầy chắc chắn rơi vào 8 Đại Địa Ngục, lúc đó dù có hối hận thì đã muộn rồi. Xin hảy nghỉ đến ! Dễ gì có được thân người ! Nay vừa có được nhân thân, sanh ra chỗ đất lành, các căn tốt đẹp, có chổ học hành, có nơi tạo của cải tiền tài phước đức, lại mến mộ Phật Pháp, tức xưa kia gieo trồng biết bao căn lành trước nhiều Đức Phật. Hôm nay bổng phút chốc thay đổi ngược lại, dùng trí thông minh tài sức đánh phá Phật Giáo, cũng như tài sản dành dụm xưa nay bổng nhiên mang đi thiêu rụi trong ngọn lữa vô minh thù hận trong vài giờ hết sạch. Thật uổng phí vô cùng, công đức ngàn triệu năm quí báu đâu phải một sớm một chiều mà tạo được. Phật Pháp vô biên, quày đầu thấy bến, canh dài khó ngũ hảy nghĩ lại cuộc sống cuối cùng đi về đâu, chết rồi của cải tài sản nầy đâu mang theo được, mà ân oán nghiệp chướng cứ mãi theo ta như bóng với hình, hình cong thì bóng cũng cong theo; thiện ác nơi thân chỉ hồn soi minh cảnh, Minh Ty Địa Phủ thưởng phạt nào có xa tâm. Cũng như ý muốn đi thì chân lắc, miệng thèm chua thì nước miếng trào dâng. Dối người thì được nhưng đâu dối được tâm mình? Nhân quả đâu vâng chịu theo lời che dấu mà nó lại theo ý muốn sâu xa trong tâm nơi mà ta không kiểm soát được . Tâm không thể tự dối, nên cảnh tương ứng phải tùng tâm mà tự chiêu nghiệp cãm; 3 nghiệp ác vừa phát động tức thì sa liền Địa Ngục, đâu thể trốn chạy được, cũng như mặt trời vừa chiếu tới thì bóng phải hiện ra, có chổ nào dấu đặng. Nghĩ vậy tức thời sanh tâm sợ hải, đổ toát mồ hôi, vội vả chuyển đổi tâm tư, quyết lòng đổi hướng, cải ác tùng thiện trong lúc hiện tiền may ra được cứu. Đó là lấy Ấn Ma Vương đánh lại Ma Vương. Các Thiền Sư thường nói: "Tức Tâm tức Phật. Thị Tâm thị Phật" Chính là lúc hồi đầu phản tĩnh ở đây vậy.

Thơ Xưa:

Sân lan trời ngã bóng chiều
Cảm thân phù thế ít nhiều ngẩn ngơ
Tranh đời dệt mộng vẫn vơ
Say đua danh lợi mê mờ sắc thanh
Cánh bèo sóng vỗ bập bềnh,
Tại ai hay cũng gây nên bởi mình?
Bể trần là mấy phù sinh,
Thị phi thương ghét trong tình quẩn quanh
Mà trông chiếc lá lìa cành
Dinh hư cõi tạm trong vành đó thôi!
Mà trong ngọn nước chảy trôi!
Mênh mang sáu nẽo biết rồi về đâu?
Kiếp người nào có bao lâu
Nắng mưa thôi cũng dãi dầu cỏ hoa!
Lầu sương nhạt ánh trăng tà
Hoàng Lương một giấc tỉnh ra ngở ngàng!
Chi bằng về cỏi Liên Bang
Sen khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm.
Trời giải thoát , cảnh thậm thâm
An vui muôn kiếp tuyệt lầm lỗi xưa
Chỉ câu Niệm Phật đừng thưa,
Chí bền tâm nguyện Tam Thừa bước lên.
Đài vàng sẵn đã ghi tên
Cơ duyên tạo sẵn một nền đạo tâm. (Niệm Phật Thập yếu)

Bài "Yêu Cầu Vượt Qua 5 Sự Thật Trước Khi Đánh Phá Ngài Quảng Độ" đến đây là hết. Cỏi Phật thanh nhàn sung sướng chẳng ở ngoài Tâm. Địa ngục thãm đau cũng không ngoài ba nghiệp. Thánh với phàm chỉ một bản lai. Buông dao đồ tể tức trở về Phật tánh.
 photo bongsen.gif
 Huệ Lộc
Tôn Thắng Đạo Tràng
Cẩn bút
Ngày 6 tháng 2, 2014

No comments:

Post a Comment