Hoàng Thanh Trúc - “ ...Không chỉ là nhìn, mà còn tự hỏi: Sau 40 năm do đâu mà “hao hụt” cương thổ cha ông, gần nữa triệu trai gái cháu con phải đi “ở đợ” tha hương cầu thực cho Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc..”?.
Mến Gửi: Các bạn sinh viên trường Đại
học KHXH&NV- Hà Nội
Chào các bạn! Ngày 17/1 vừa qua giảng đường
trường đại học các bạn có tổ chức một buổi hội thảo khoa học với chủ đề:
“Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại” – Tôi, một đồng bào của các bạn
từ phương xa không có điều kiện tham dự, tuy nhiên qua bài viết giới thiệu trên
“VOV online” tôi thấy có những điều, nên lắm, “vui buồn” cùng các bạn, những trí
thức trẻ, tinh hoa tương lai của dân tộc rất cần ở một góc nhìn khác về Hiệp
Định Paris, một sự việc có liên quan đến “máu xương” đồng bào, diện mạo đất
nước, mà nếu không khách quan, trung thực có thể làm “hẹp” hơn “thế giới quan”
của các bạn những sinh viên chuyên ngành “Khoa Học xã hội và nhân văn”.
Thưa các bạn! Khác với cỏ cây là loài vô thức,
hơn động vật bởi tư duy, con người hoàn thiện về nhân bản và đạo đức có thừa lý
trí để phân biệt phải trái, tốt xấu, hay đúng và sai, và khi một sự việc liên
quan đến lịch sử các sử gia củng khuyên chúng ta rằng: “Cầm cây bút chạm vào
lịch sử, ngoài cái tầm, người viết cần phải có thêm cái tâm trong sáng và trái
tim lạnh lùng…”
Không có điều kiện tham dự, vì vậy không dám
bình luận về cái “tầm” hay “tâm” hoặc “nóng sốt hay lạnh lùng” trong trái tim
của 15 bài tham luận trong Hội Thảo, chỉ giản đơn “ăn theo” cái chân lý: “Sự
thật là chân lý của mọi chân lý” gửi đến các bạn những sự thật hiển nhiên
của Hiệp Định Paris để các bạn có dữ liệu tự so sánh nhận diện ra chân lý của
chính nó.
Như chúng ta và cộng đồng nhân loại, truyền
thông quốc tế đều biết, Hiệp Định Paris là: “...Hiệp định về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở VN đã được ký kết tại Paris ngày 27-1-1973 giữa bốn
bên: Hoa Kỳ - Việt Nam Cộng hòa – VNDC/CH và MT/GPMN, Nội dung chính:
9 ĐIỀU KHOẢN CỦA HIỆP ĐỊNH PARIS
1. Hoa Kỳ
và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
như được công nhận bởi Hiệp Định Geneva..
2. Ngừng
bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị
quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải
quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và
Chính Phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn
toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam
Cộng hòa
3. Tất cả
tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60
ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thoả thuận chi tiết
của các phía Việt Nam.
4. Miền Nam
Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều
kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng. Nhân dân Nam Việt Nam
sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân
chủ dưới sự giám sát quốc tế"
5. Sự tái
thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa
bình.
6. Để giám
sát việc thực hiện hiệp định, một ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế và phái
đoàn quân sự liên hợp bốn bên (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Mặt trận
Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được thành
lập.
7. Lào và
Campuchia giữ vị trí trung lập và tự chủ, không cho nước ngoài được phép giữ các
căn cứ quân sự trong lãnh thổ của hai nước này.
8. Hoa Kỳ
có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở miền Bắc
Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến
tranh.
9. Tất cả
các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế
thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập
lại hoà bình ở Việt nam.
4 thành viên viên trong Hiệp Định và ngoại
trưởng 8 quốc gia bảo trợ quốc tế đều ký xác nhận vào Hiệp Định này tại
Paris.
1/ Ngoại-trưởng Hoa Kỳ: William P.
Rogers
2/ Ngoại-trưởng Pháp: Maurice
Schumann
3/ Bà Nguyễn Thị Bình: đại diện
MT/GP/MN
4/ Ngoại-trưởng Hung-ga-ri: Janos
Peter
5/ Ngoại-trưởng Indonesia: Adam
Malik
6/ Ngoại-trưởng Ba Lan: Stefan
Olszowki
7/ Ngoại-trưởng VNDC/CH: - Nguyễn Duy
Trinh
8/ Ngoại-trưởng Anh: Alec
Douglas-Home
9/ Ngoại-trưởng VNCH: Trần Văn
Lắm
10/ Ngoại-trưởng Liên Xô: Andrei A.
Gromyko
11/ Ngoại-trưởng Canada: Mitchell Sharp
ký nhân danh Canada –
12/ Ngoại-trưởng Trung Quốc: Chi
Peng-fei (Cơ Bằng-phi)
Nội dung Hiệp Định tương đối rõ ràng, dù VNCH (miền Nam) chịu nhiều bất lợi, để từng bước vãn hồi trật tự lập lại hòa bình trước khi nói đến chuyện thống nhất đất nước. Tuy nhiên cũng giống như hành vi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geve 1954 trước đó. Cùng một bản chất vị kỷ, cuồng tín, đặt quyền lợi đảng CS lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc, các vị lãnh đạo VNDC/CH và MTGP/MN đến tham dự hội đàm Paris không đơn giản chỉ với mục đích tốt đẹp là: “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình” mà là với thủ đoạn và dã tâm bằng mọi cách duy trì sự vi phạm Hiệp Định Geve 1954 (binh lính và vũ khí đưa vào miền Nam trước đó) và cố “đẩy” quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam.
Không còn là “ẩn dụ” mà đúng như lời nói “chữ
ký chưa ráo mực”. Trong năm 1973, Mỹ hoàn tất việc rút hết quân về nước, thì đầu
năm 1974 trên đất liền VNDC/CH tăng cường tối đa quân đội và vũ khí hạng nặng mở
nhiều mặt trận tấn công tổng lực vào miền Nam. Lợi dụng không còn quân Mỹ hổ
trợ, ngoài biển Đông CS Trung Quốc củng xua quân tấn công xâm lược toàn bộ quần
đảo Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – 74 chiến sĩ hải quân miền Nam VN hy sinh đền nợ
nước. Tất cả diển ra khi Hiệp Định Paris chưa tròn 1 tuổi.!?
Không còn được hỗ trợ tiếp liệu quân sự QLVNCH
không thể duy trì tối đa khả năng chiến đấu. Ngày 30/4/1975, VNDC/CH với sự hỗ
trợ về mọi mặt của Liên sô và Trung cộng đã thôn tính toàn miền Nam.
Trong lịch sử thế giới cận đại thì VNDC/CH là
“nhà nước” thứ 2, sau Hitle phát xít Đức, ngang nhiên đơn phương tự xóa bỏ chà
đạp một Hiệp Định mà mình vừa ký trước quốc tế, trong công pháp và tập quán đối
ngoại quốc tế thì đây là hành vi “hạ đẳng” tồi tệ, xấu xa nhất của nhà nước hay
chính phủ một quốc gia. Nó càng thiển cận và sai lầm khi CS Trung Quốc vi phạm
điều khoản 1 Hiệp Định Paris mà chính Trung Quốc đã thò tay ký: “các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam” Khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa trong tay
QL/VNCH, dù CP/VNCH (miền Nam) đề nghị với VNDC/CH cùng lên án trước LHQ và Cộng
đồng thế giới nhưng VNDC/CH một mực từ chối?
Các bạn sinh viên nghiệm xem, có buồn và đau
lòng không? Nếu bây giờ CHXHCN/VN đòi TQ trả lại Hoàng Sa, Trung Quốc lập luận:
“Sao gần 40 năm trước, 1974 khi chúng tôi đánh
chiếm Hoàng Sa, quí vị không phản đối? Nếu nó là của quí vị thì năm 1974 quí vị
phải lên tiếng chứ? hơn nữa còn cái công hàm 1958 thủ tướng của quí vị cũng xác
nhận với chúng tôi rồi” thì không biết lãnh đạo “đảng, nhà nước”
CHXHCN/VN phải trả lời như thế nào với đồng bào nhân dân và vong linh tiền nhân
của mình?.
Ngoài sự vi phạm thô bạo 2 điều khoản 4 và 5
tấn công VNCH, VNDC/CH còn lạnh lùng vi phạm công khai điều khoản 3: “Tất cả
tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60
ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thoả thuận chi tiết
của các phía Việt Nam.” Sau 30/4 VNDC/CH thi hành ngay sự tàn bạo:
(Hình như Các chế độ CSVN “giết người” không phải do tư thù mà đó là sách lược
và thi hành có hệ thống rặp khuôn đầy bạo lực của CS quốc tế từ cái gọi là Bộ
Chính Trị đảng CS BắcViệt – Một cái Bộ mà từ khi xuất hiện, bản chất của nó đã
là “không dị ứng với máu người” mà “đấu tố tàn sát trong CCRĐ” (1953-1956) là
một điển hình) VNDC/CH tập trung tù đày giết hại 1/3 trong gần nữa triệu các sĩ
quan công chức miền Nam, những người chưa hề đặt chân ra miền Bắc gây nợ máu
xương với đồng bào mình, (như quân đội của VNDC/CH đã vào Nam gây chiến tranh)
VNDC/CH bắt bỏ tù tất cả mà không đưa ra tòa án xét xử như qui định của “công
ước tù binh” quốc tế, bởi nếu đưa ra xét xử thì VNDC/CH sẻ khó chối cải việc “vi
phạm Hiệp Định Paris” tấn công miền Nam.
Tóm lại, VNDC/CH và MTGPMN gần như vi phạm toàn
bộ các điều khoản họ đã ký trong Hiệp Định Paris, khi tấn công miền Nam bằng vũ
lực, đó là lý do mà hơn 30 năm CHXH/CN/VN dấu nhẹm, không phổ biến nội dung các
điều khoản này ra toàn dân, nhất là ở miền Nam VN, cho đến ngày nay khi truyền
thông đa phương tiện nối mạng toàn cầu, mọi việc không thể che đậy.
Và khi mà, năm 1979 – CHXH/CN/VN đã từng xua
đại quân qua Campuchia trong gần 10 năm, thương vong gần 50.000 quân với mưu
toan “cộng sản hóa” xứ chùa tháp, nhưng 1989 phải rút quân về nước vì thất bại
thì chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi, nếu tại miền Nam Việt Nam, VNDC/CH củng
thất bại thì chuyện gì xảy ra:
NẾU VIỆT NAM KHÔNG CÓ HIỆP ĐỊNH PARIS
1973?
Nhiều lắm, vô vàn những “viển cảnh” dự đoán suy
ra từ các quốc gia láng giềng hay đồng minh của Mỹ quanh khu vực. Tuy nhiên “cận
cảnh” chắn chắn toàn dân Việt Nam phải thấy được, vì chiến lược toàn cầu, căn cứ
hải quân tiền phương của hạm đội 7 hải quân Mỹ vẩn bám trụ tại quân cảng “tốt
nhất thế giới” Cam Ranh, để bảo vệ hải trình cho Mỹ và đồng minh trên biển Đông
kéo dài xuống eo biển “yết hầu” trọng yếu Malacca – Điều này là cực kỳ quan
trọng cho Việt Nam, nó có ý nghĩa: Hoàng Sa, Trường Sa và toàn khu vực biển Đông
vẫn yên bình dưới sự tuần tra giám sát của hải và không quân Việt Mỹ mà Trung
Quốc chỉ có thể đứng nhìn từ đảo Hải Nam. Và đến bây giờ thì 40 triệu đồng bào
miền Nam không thể quên được, thập niên 1970 Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia “mở -
tự do” 100%, du lịch và du học quốc tế “vô điều kiện”, người dân ai có khả năng
tài chính thì cứ mua vé bước lên máy bay xuất cảnh du học hay du lịch tự do mà
không có bất cứ một rào cản nào, đội ngủ máy bay phản lực “hàng không Việt Nam”
tốt ngang tầm châu Á mà Trung Quốc lúc bấy giờ còn không sánh bằng nói chi tới
VNDC/CH chưa biết tới hàng không dân dụng là gì và toàn dân miền Bắc như trong
bức màn sắt bế quan tỏa cảng khổng lồ hàng ngày chỉ mơ có cái gì cho vào bụng
thôi…
Hàng Không Việt
Nam 1970
Tóm lại. Thay vì bảo vệ vững chắc biển đảo
trong tay một miền Nam, Sài Gòn phú cường như Đài Loan hay Singapore ngày nay
với nền kinh tế, tài chính, quốc phòng hùng mạnh, thì chính cái Hiệp Định Paris
từ 40 năm trước do VNDC/CH chủ trương đã đẩy cả dân tộc vào một nghịch cảnh mà
“đất trời, ải Nam Quan Bắc biên giới, Hoàng Sa, Gạc Ma biển đảo quê nhà” nằm
trong tay kẻ thù truyền kiếp của dân tộc là CS Trung Quốc, không biết đến bao
giờ Việt Nam ta mới lấy lại được? Đớn đau cho dân tộc như vậy, mà trong bài viết
của “VOV online” lại chuyển tải như thế này: “…
Các đại biểu tham dự hội thảo còn khẳng định tầm vóc của Hiệp định Paris năm
1973, trong đó nhiều quan điểm nhấn mạnh: Hiệp định Paris năm 1973 không chỉ là
một sự kiện có ý nghĩa đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất
nước của nhân dân Việt Nam mà còn là sự kiện lịch sử chứa đựng nhiều nội dung về
nghệ thuật quân sự, nghệ thuật đàm phán… ” Trời ạ! Cứ muôn đời nhắm
mắt “tô son, điểm phấn” ăn đóm theo tàng, như thế này thì “nhân cách, phẩm giá”
của dân tộc làm sao lớn lên cùng thiên hạ?
Các bạn sinh viên có nghĩ gì không? Trước khi
có Hiệp Định Paris 1973 dù chia cắt Bắc Nam, nhưng giang sơn của cha ông, tiền
nhân chúng ta còn liền một giãi từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mau – Nhưng sau Hiệp
Định Paris, gọi là “Thống Nhất” thì: “gần 1000 km2 đất trời Bắc biên giới, ải
Nam Quan, quần đảo Hoàng Sa, Gạc Ma, biển Đông quê nhà” lại lọt vào tay Trung
Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, vậy mà cho là Hiệp Định ấy nó: “có ý nghĩa đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập,
thống nhất đất nước”? Ý nghĩa nào? khi 4000 năm dựng nước trong sử
Việt, cha ông chúng ta chưa bao giờ tương nhượng cho kẻ thù, dù một tấc đất!?
Độc Lập nào mà kẻ thù giết anh em mình xâm lược Hoàng Sa củng không dám lên
tiếng phản đối?
Bằng mọi cách “đảng, nhà nước” này qua Hiệp
Định Paris cố “đẩy” cho bằng được quân Mỹ đi, để “rước” con voi Trung Quốc vào
biển Đông, không còn ai đủ sức răn đe, một mình một cõi tung hoành như “dày mồ”
mả tổ nhà mình. Một sự ấu trĩ hạn hẹp trong tầm nhìn “sở đoản” không có tư duy
thông minh, tiên liệu bao quát của “sở trường” vậy mà gọi là: “ nghệ thuật quân
sự, nghệ thuật đàm phán, kết quả của cuộc đấu trí ”? (Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn
Văn Khánh - Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV) Không biết các vị Đại Biểu
tham dự có còn nhớ lời Vua Trần trong sử xanh còn ghi đậm: Vua Trần từng chiếu chỉ: “kẻ nào dâng một tấc đất cho
giặc ắt phải bị tru di tam tộc”.
Hy vọng các bạn sinh viên Đại học KHXH&NV
sẽ dung nạp được chút ít điều gì đó cho tri thức mình qua bài viết này – Cám ơn
các bạn.
Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn
lại
(VOV) - Là sự kiện lịch sử chứa đựng nhiều nội dung về
nghệ thuật quân sự, nghệ thuật đàm phán
“Hiệp định hòa bình Paris năm 1973 đã trở thành
biểu tượng của tinh thần không có gì quý hơn độc lập, tự do của nhân dân Việt
Nam; là thắng lợi chung của các nước anh em, bè bạn của nhân dân Việt Nam, của
phong trào giải phóng dân tộc, của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên
toàn thế giới”- đó là nhận định của các đại biểu tham dự hội thảo khoa học “Hiệp
định Paris 1973: 40 năm nhìn lại” do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(KHXH&NV) tổ chức tại Hà Nội, hôm nay (17/1).
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV nhấn mạnh: Hiệp định
Paris năm 1973 không chỉ là kết quả của cuộc đấu trí trên bàn đàm phán kéo dài
gần 5 năm (1968-1973) mà còn là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ của
nhân dân Việt Nam trên khắp chiến trường mà đỉnh cao là chiến thắng “Hà Nội -
Điện Biên Phủ trên không” vào cuối tháng 12/1972.
Hội thảo khoa học “Hiệp định Paris 1973 - 40
năm nhìn lại” không chỉ đánh giá những thành công của Hội nghị Paris mà còn mong
muốn đưa ra những ý kiến, tham luận của các đại biểu để rút ra bài học kinh
nghiệm trong thực tế hoạt động ngoại giao ngày nay: Đúng 40 năm trước, tại thủ
đô Paris, Việt Nam đã tiến hành đấu tranh ngoại giao với phương châm vừa đánh
vừa đàm, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Và bằng nhiều phương pháp: lúc cứng rắn,
khi mềm dẻo, vừa kiên quyết về nguyên tắc, vừa linh hoạt sáng tạo về phương pháp
đàm phán. Hy vọng rằng từ các tham luận, các ý kiến đưa ra tại hội thảo, chúng
ta sẽ giải quyết được những kinh nghiệm và bài học thiết thực, hữu ích trong
việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh cục bộ dựa trên hoạt động
ngoại giao và đàm phán trong bối cảnh khu vực quốc tế ngày càng trở nên phức tạp
như hiện nay.
Hội thảo đã thu hút gần 15 bản tham luận, tập
trung làm rõ quá trình dẫn đến hội nghị Paris; Những tác động của kết quả Hội
nghị Paris đến mối quan hệ giữa Việt Nam với quốc tế; Chính sách ngoại giao
chính trị và ngoại giao nhân dân của Việt Nam được phát huy mạnh mẽ: không chỉ
vừa đánh, vừa đàm mà còn tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy
ban đối ngoại của Quốc hội nhận định: Việt Nam đã học được thêm một bài học đó
là “tập hợp lực lượng”. Ngày nay khi Việt Nam đã hoàn tất quá trình hội nhập
quốc tế, gia nhập vào các tổ chức quốc tế lớn thì thế và lực của Việt Nam đã
khác và tình hình thế giới cũng đã khác. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên nghiệm bài
học về tập hợp lực lượng, trong đó chúng ta phải thống nhất một điểm: lợi ích
quốc gia dân tộc là trên hết.
Các đại biểu tham dự hội thảo còn khẳng định
tầm vóc của Hiệp định Paris năm 1973, trong đó nhiều quan điểm nhấn mạnh: Hiệp
định Paris năm 1973 không chỉ là một sự kiện có ý nghĩa đối với sự nghiệp đấu
tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam mà còn là sự kiện
lịch sử chứa đựng nhiều nội dung về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật đàm phán và
các vấn đề quan hệ quốc tế khác./.
Mỹ Trà- Phương Thúy/VOV - Trung tâm tin
Mỹ Trà- Phương Thúy/VOV - Trung tâm tin
Pierre
Asselin (BBC) - Từ đầu Cuộc chiến Việt Nam mùa xuân 1965, các lãnh
đạo của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cương quyết đánh Mỹ và đồng minh “ngụy” ở Sài
Gòn cho đến “chiến thắng cuối cùng”. Với Hà Nội, “chiến thắng cuối cùng” nghĩa
là quân Mỹ rút lui vô điều kiện, lật đổ chế độ “phản động” ở Sài Gòn và thống
nhất đất nước dưới sự cai trị của Đảng Lao Động.
Quyết tâm chiến thắng “mọi thứ”, Hà Nội thậm
chí không chịu nghĩ đến khả năng có giải pháp thương lượng. Kỷ niệm cay đắng về
Hội nghị Geneva 1954, cùng sự giáo điều của các lãnh đạo chủ chốt cùng Bí thư
Thứ nhất Lê Duẩn khuyến khích cách nghĩ này ở Hà Nội. Theo nhiều cách, chiến
lược của Hà Nội trong cuộc chiến phản ánh con người Lê Duẩn: quân sự, cứng nhắc
và chống mọi đàm phán.
Ông Lê Duẩn là
Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến
1976
Chính quyền hôm nay ở Việt Nam tìm cách phổ
biến quan niệm rằng trong phần lớn thời gian (1930 – ngày nay), cách mạng Việt
Nam đi theo con đường của “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Mặc dù điều này có thể đúng ở
đôi lúc nào đó, trong phần lớn thập niên sau 1965, Hà Nội trung thành đi theo
cái mà tôi gọi là “tư tưởng Lê Duẩn”. Không chấp nhận đối kháng và bất tuân, Lê
Duẩn, cùng với Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ, vào năm 1967-68 đã
thanh trừng khoảng 300 người “xét lại”, những người đã kêu gọi thương lượng với
Washington và/hoặc Sài Gòn, hoặc đi ngược đường lối cứng rắn của Đảng trong
“cuộc chiến chống Mỹ”.
Từ 1965 đến giữa 1972, chiến lược của Hà Nội về
căn bản không thay đổi. Lê Duẩn và các lãnh đạo còn lại tập trung nỗ lực tìm
chiến thắng bằng quân sự, và để làm điều này, họ vận động càng nhiều trợ giúp
vật chất từ các đồng minh và khơi dậy cảm thông từ phần còn lại của thế giới.
Cuộc “đấu tranh ngoại giao” này nhằm vận động dư luận chống Mỹ can thiệp ở Đông
Dương, cô lập giới hoạch định chính sách Mỹ cả trong và ngoài nước. Cả sau khi
đồng ý hòa đàm ở Paris với chính quyền Lyndon Johnson năm 1968 và rồi bí mật đàm
phán với Richard Nixon một năm sau, Hà Nội vẫn từ chối đàm phán nghiêm túc, và
chỉ dùng cuộc họp để thăm dò dự tính của Mỹ và thúc đẩy đấu tranh ngoại
giao.
Kết cục của chiến dịch xuân hè 1972 thay đổi
tất cả cho Hà Nội. Giống như Mậu Thân 1968, chiến dịch 1972 nhằm giành “chiến
thắng quyết định” trong năm bầu cử ở Mỹ. Nhưng cũng giống như 1968, Hà Nội không
đạt được các mục tiêu quân sự. Họ không chỉ gặp các thất bại đau đớn ở miền Nam
mà còn phải hứng chịu các đợt bỏ bom trở lại xuống miền Bắc. Tệ hơn nữa, Moscow
và Bắc Kinh chỉ lên án nhẹ nhàng các vụ bỏ bom và tiếp tục ve vãn Washington.
Vào tháng Năm, Moscow tiếp đãi Nixon như thể chẳng có gì xảy ra ở Việt
Nam.
Trước các thách thức này, tháng Sáu 1972, Hà
Nội có thay đổi đáng kể đầu tiên trong chiến lược: như các văn kiện chính thức
nói, Hà Nội bắt đầu “đàm phán nghiêm túc” với Washington để chuyển từ “chiến
lược chiến tranh sang chiến lược hòa bình”. Đến cuối tháng 10, lãnh đạo miền Bắc
đạt được thỏa thuận ban đầu với Mỹ. Nhưng Tổng thống miền Nam Nguyễn Văn Thiệu
phản đối và đòi sửa chữa lớn trước khi thông qua.
Rất muốn có một “hòa bình trong danh dự” mà với
ông có nghĩa là hòa bình hậu thuẫn bởi đồng minh Việt Nam của ông, Nixon đã chấp
nhận chịu đựng Thiệu – người mà rõ ràng không phải là một “con rối” – và kêu gọi
Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán để chỉnh sửa thỏa thuận.
Hà Nội chấp nhận yêu cầu của Nixon, nhưng lại
từ chối thừa nhận hai vấn đề quan trọng: ngôn từ dùng để định nghĩa khu vực phi
quân sự (DMZ) giữa hai miền Việt Nam sau lệnh ngừng bắn, và lời tựa cho thỏa
thuận.
Sau nhiều lần đàm phán thiếu hiệu quả vào đầu
tháng 12, các lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định hoãn đàm phán,
kết luận phe họ có lợi thế thời gian, và rằng họ có ít cái để mất hơn bằng cách
trì hoãn, hơn là phải làm rõ hai điều trên.
Bên cạnh đó, Quốc hội mới của Hoa Kỳ đã lên kế
hoạch triệu tập vào tháng Một và có nhiều khả năng sẽ ép Nixon chấm dứt cuộc
chiến bằng cách từ chối chu cấp, điều sẽ khiến Nhà Trắng phải rút hết quân khỏi
Việt Nam vô điều kiện.
Về nguy cơ Nixon leo thang chiến tranh, Hà Nội
cũng đã cho là khá nghiêm trọng, nhưng không đủ nghiêm trọng để khiến họ phải
trở nên mềm mỏng hơn trên bàn đám phán.
Như xảy ra nhiều lần trong Chiến tranh Việt
Nam, Hà Nội đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lợi ích của Tòa Bạch Ốc ở Việt Nam.
Đợt đánh bom Giáng sinh ở Hà Nội và Hải Phòng gây chấn động tâm lý cho Hà Nội,
chưa kể thiệt hại vật chất. Vài ngày sau khi Hà Nội cam kết trở lại bàn thương
lượng và Nixon tạm dừng đánh bom, hội đàm mở lại ở Paris.
Sự thực tế của Hà Nội, việc họ muốn kết thúc
đàm phán, chấm dứt chạm súng, thể hiện rõ qua sự sẵn lòng có những nhượng bộ
mới, nhất là ngôn ngữ về tình trạng khu phi quân sự sau khi ngừng bắn. Nếu Hà
Nội đã có những nhượng bộ này ngay từ đầu tháng 12, cuộc đánh bom Giáng sinh đã
tránh được.
Ngày 27/1/1973, Washington, Sài Gòn, Hà Nội và
Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam ký Hiệp định Paris. Thỏa thuận chấm dứt
“cuộc chiến chống Mỹ” nhưng không quyết định tương lai Việt Nam.
Đánh giá Hiệp định
Paris
Hà Nội công khai ca ngợi Hiệp định Paris là một
“chiến thắng vĩ đại.” Nếu chúng ta bàn về vấn đề người thắng, kẻ thua, rõ ràng
hiệp định này là một chiến thắng cho Washington hơn là Hà Nội.
Nếu nhìn nhận tình hình Việt Nam vào năm
1972-73, các điều khoản Hiệp định lẽ ra phải có lợi hơn cho Hà Nội.
Thế nhưng cuối cùng, các điều khoản của Hiệp
định Paris lại có lợi cho Washington hơn nhiều so với Hà Nội.
Phải thừa nhận hiệp định này đã bắt Hoa Kỳ phải
rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, thế nhưng quân Mỹ cũng đã bắt đầu rút
trước đó; Nixon đã tiến hành rút quân từ năm 1969!
Bên cạnh việc mở đường cho tù nhân Mỹ được quay
về, Hiệp định lại cho phép Mỹ được tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Sài Gòn - nơi
chính quyền ông Thiệu vẫn ngự trị, cùng với một số lượng các sỹ quan cố
vấn.
Quan trọng hơn hết, Hiệp định đã áp đặt hàng
loạt hạn chế lên phía Hà Nội và kết thúc bằng sự chấm dứt viện trợ quân sự của
Sô Viết và Trung Quốc cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhìn lại, thật đáng kinh ngạc khi Nixon đạt
được thỏa thuận ngoại giao vào năm 1973, khi gần như không còn quân Mỹ ở Nam
Việt Nam (23.500), dù là một sự thỏa hiệp ngoại giao không hoàn hảo. Đây là điều
mà cả ông và Johnson không đạt được khi hơn nửa triệu quân Mỹ còn ở Việt
Nam.
Chỉ cần nhìn vào thực tế như vậy cũng thấy
quyết định của Hà Nội ký vào Hiệp định Paris chứng minh sự mệt mỏi trước chiến
tranh và sự thất bại của ý thức hệ Lê Duẩn vốn định hình chiến lược của phe
Cộng sản trong chiến tranh.
Tại sao một bên đã từng từ chối đàm phán nghiêm
túc và ký thỏa thuận với Washington, giờ lại bất ngờ đổi ý vào năm 1973 nếu như
không phải đã kiệt sức, thậm chí cảm thấy, dù trong một khoảnh khắc, đang
thua?
Hòa bình cay đắng
Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là
điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản của mình,
là thắng một cách vô điều kiện.
Chiến thắng của Hà Nội là một chiến thắng trả
bằng cái giá đắt, không phải là một chiến thắng vẹn toàn mà những lãnh đạo của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặc biệt là Lê Duẩn, đã mường tượng khi cuộc chiến
bắt đầu.
Để đạt được sự “giải phóng” hoàn toàn miền Nam
và thống nhất đất nước dưới một quốc kỳ, Hà Nội đã phải vi phạm Hiệp định Paris
– thỏa thuận đã giúp cho cả Lê Đức Thọ và Kissinger, hai đại diện của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, nhận giải Nobel Hòa bình.
Việc vi phạm Hiệp định Paris, điều mà phía Mỹ
ít nhất đã cố gắng tôn trọng ở mức độ không đưa quân trở lại miền Nam, đã phá vỡ
hình ảnh nạn nhân của chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà phe Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua.
Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm
giảm sự đáng tin của Hà Nội trong mắt thế giới, và một phần nào đó giải thích
tại sao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại bị quốc tế bỏ rơi hồi năm
1980.
Hiệp định Paris không phải là một “thắng lợi vĩ
đại” của Hà Nội; nó là một sự hòa bình cay đắng và cần thiết để tạo những điều
kiện dẫn đến chiến thắng nhanh chóng nhưng đầy rắc rối năm 1975.
Bài viết thể
hiện quan điểm riêng của tác giả, phó giáo sư lịch sử ở Đại học Hawaii Pacific,
Honolulu. Ông là tác giả cuốn A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making
of the Paris Agreement (North Carolina, 2002). Tác phẩm thứ hai của ông, Hanoi’s
Road to the Vietnam War, 1954-1965, sắp được nhà xuất bản Đại học California ấn
hành.
Trong các cuộc mật đàm, Lê Đức Thọ gợi ý Hoa Kỳ giết Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Trần Quốc Việt
dịch :
New York 15/1/1978 (UPI) -
Nhà thương lượng hàng đầu của Bắc Việt đã gợi ý Hoa Kỳ ám sát Tổng thống miền
Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu như là điều kiện cho hòa bình. Tạp chí Newsweek số
ra ngày hôm nay trích dẫn lời của vị tướng Mỹ đã về hưu nói trong cuốn sách sắp
ra mắt.
Tạp chí này nói Trung tướng Vernon Walters (1),
người tham dự các cuộc hòa đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ vào đầu thập niên
những năm 1970, bàn đến vụ này trong hồi ký sắp ra mắt, "Những sứ mạng thầm
lặng" (Silent Missions).
Theo Newsweek, Walters trích lời của Lê Đức Thọ
nói về Tổng thống Thiệu:
"Các ông biết nên làm cái gì... phải trừ khử
hắn."
Kissinger hỏi lại: "Ý ông muốn nói chúng tôi
phải giết ông ta?"
Và Lê Đức Thọ đáp: "Đúng, nhưng các ông
không viết ra trong hiệp ước".
Nguồn: The Washington Post ngày
16/1/1978
*
Chú thích của người
dịch:
(1) Tướng Vernon Walters tùy viên quân sự cấp
cao ở tòa đại sứ Mỹ tại Paris. Ông là người liên lạc và sắp xếp các cuộc mật đàm
"đi dêm" giữa Kissinger và Lê Đức Thọ.
Sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, cho đến ngày
hôm nay ông vẫn còn giữ lá cờ VNCH trong phòng làm việc của mình. Khi được hỏi
tại sao ông vẫn giữ lá cờ ấy, ông giải thích lá cờ này tượng trưng cho "công
việc còn dang dở. Chúng ta đã để 39 triệu người rơi vào cảnh nô lệ."
(Theo Larry Berman trong tác phẩm "No peace, No
Honor", nhà xuất bản Free Press, trang 273.)
No comments:
Post a Comment