Sunday, 15 April 2018

Cư sĩ Huệ Lộc, Cư sĩ Lê Công Cầu và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế phản ứng các lời nói không thật của Nhóm ông Thục Vũ


Hu Lc :

Suy nghĩ về Hai Bản Thông Cáo

của Viện Hoá Đạo đến Hội Thích Như Đạt

 1. Đã lâu rồi, từ ngày Hội Thích Thiện Minh không hoạt động nữa, tôi cũng không để ý vào việc sanh hoạt của GHPGVNTN nữa, ngoại trừ một vài phóng ảnh hay viết vài bài Phật Pháp khuyến tấn tu hành cho các bạn hữu duyên. Tôi không biết Hội Thích Như Đạt nầy ra đời lúc nào. Lần đâu qua bức thông cáo của Viện Hoá Đạo (VHĐ) và Văn Phòng II (VPII) cách đây vài ngày, thì được biết có một hội khác thay thế cho hội Thích Thiện Minh là hội Thích Như Đạt, và hội nầy cũng được Giáo hội yêu cầu đừng gởi tiền về cúng dường cho GHPGVNTN ở Viết Nam.
2. Căn cứ vào lá thư Thông bạch, tôi được biết :
Hội Thích Thiện Minh từ lúc thất bại trong danh nghĩa kêu gọi đóng tiền giúp Gíao hội lại quay sang đổi ra tên khác và lấy tên là Hội Thích Như Đạt điều mà VHĐ bảo rằng có sự không kính trọng Giáo hội. Như vậy thì việc dùng tên của cố HT Thích Như Đạt để đặt tên cho hội nầy đã xin phép VHĐ cũng như VPII chưa ?
3. Từ đó tôi lại nêu lên câu hỏi : Sự gởi tiền về Gíao hội trong nước còn gọi là cúng dường chư Tăng. Sự cúng dường nầy là vô vụ lợi hay có kèm theo yêu sách gì không ? Hãy xét hai phần như sau :
a. Về người cúng dường nếu có tâm vô vị lợi thì dầu món đồ cúng dường có người nhận hay không có người nhận cũng không lấy gì làm buồn hay bực tức mới đúng đạo lý. Vì sao ? Vì tâm họ vốn vô vị lợi tức không có sự cầu mong hay lợi dụng, và món đồ cúng dường đó tuy không người nhận nhưng có thể bố thí cho những người khốn khổ khác thì công đức vẫn không suy giảm.
b. Về người nhận của bố thí thì có hai trường hợp xảy ra :
* Trường hợp thứ nhất nếu người bố thí với tâm thành kính, món đồ bố thí trong sạch không đi kèm với những yêu sách ngặt nghèo, người nhận có tâm hoan hỉ không, có tâm lo lắng trước sau vì biết đây là việc phúc điền chớ không vì món ăn hay sự nghèo khó mà nhận. Nếu vậy thì bố thí viên mãn công đức.
* Trường hợp thứ hai người bố thí hoặc không có tâm thành kính, hoặc món đồ bố thí không thanh tịnh hay kèm theo những yêu sách ngặt nghèo, hoặc người nhận thí không cần dùng món đồ, hoặc vì vật thí mà sanh tâm lo sợ trước sau thì công đức bố thí không thành tựu. Lúc đó dù có bố thí mà thật sự không mang đến phước đức cho hai bên. Người nhận lúc bấy giờ không nhận cũng không có lỗi lầm gì. Của phi nghĩa có giàu đâu, người quân tử còn khinh khi món đồ phi nghĩa huống chi là người xuất gia.
Kinh Đại Trí Độ còn chép lại : Ngày xưa khi đức Thế Tôn còn tại thế, có một người Phạm Chí tánh tình kêu ngạo hống hách lại keo kiệt thường hay dùng thô ngữ đối với chư Tăng. Một hôm đức Phật dừng lại nơi cửa nhà ông ta để giảng pháp Nhân Duyên Vô Thường Sanh Diệt. Nghe xong ông ta thấy tự mình đuối lý, không nói được tiếng nào, nên bảo người nhà mang một bát cơm đầy ấp thức ăn ra bố thí cho Phật, và nói :
– Ngài hôm nay giảng pháp hay quá nên tôi cúng dường bát cơm ngon.
Đức Phật trả lời :

– Ta đến đây không phải vì món ăn, mà vì ông để giảng đạo lý. Nay ông vì đuối lý mà cúng dường cho Như Lai thì món ăn nầy Như Lai không nhận được, vì trong thức ăn nầy có lửa cháy rất mạnh.
Ông Phạm Chí nghe nói không tin liền đổ bát cơm đầy ấp đồ ăn xuống đất. Khi vừa chạm đất bát cơm bốc khói phát một ngọn lửa rất lớn. Mọi người trông thấy đều kinh hãi.
Qua câu chuyện trên các chư thiện nam nữ thấy Phật có khi cũng không nhận vật bố thí vì nó bất tịnh, mà ý thức được phước báu cúng dường tuỳ thuộc vào tâm thành kính vô vị lợi. Người tu hành cần phải thận trọng và sáng suốt khi nhận vật cúng dường, cần phải biết lúc nào nên nhận và lúc nào không nên nhận. Còn người cho cũng không nên dùng tâm phân biệt phải là chư Tăng của mình hay chư Tăng của người. Trong kinh Mi Tiên có bảy hạng Tăng, trong đó chỉ có một hạng chơn Tăng vì hiểu rõ cảnh ngũ dục sanh tử là khổ nên phát tâm xuất gia tu hành. Đây là hạng chơn Tăng. Kinh Đại Trí Độ còn nói : « Cúng dường cho chơn Tăng là cúng dường Phật. » Chơn tăng nào cũng là Chơn Tăng thì cần gì phải phân biệt cúng dường. Trong kinh Pháp Môn Bất Nhị, Ngài Duy Ma Cật có nói : « Nếu đặng tâm cúng dường cho gã ăn mày trong thành mà xem như cúng dường Phật, thời đó là pháp Bất Nhị. » Pháp Bất Nhị đây chính là pháp môn Đại Thừa Vô Tướng hay còn gọi là Bát Nhã Không Tông.
Nếu đã hiểu như vậy thì công đức cúng dường nếu áp dụng đúng sẽ từ một hành động nhỏ nhoi như hành động băng bó vết thương cho chim chóc với tấm lòng trắc ẩn cũng sẽ tạo một công đức rộng lớn không thua gì cúng dường Phật. Như thế nếu có ai cúng dường Gíao hội mà Gíao hội chưa thể hay không thể nhận thì mình phải thông cảm hoàn cảnh khó khăn của Gíao hội. Có bao đời ai cho tiền mà người nhận lại không chịu nhận. Nếu Gíao hội đã không nhận tất nhiên sẽ có lý do. Vậy lý do đó chính là gì ? Có thể đó là những yêu sách đi kèm theo món đồ bố thí. Những yêu sách nầy là những gì ? Chỉ có Gíao hội biết và hội Thích Như Đạt nầy biết mà thôi, nhưng Gíao hội đã tế nhị không phổ biến ra đại chúng vì muốn giữ thể diện cho nhóm hội Thích Như Đạt nầy. Tôi không hiểu những hội viên của hội Thích Như Đạt có để ý đến điều nầy chăng ?
4. Xưa nay tôi không có cơ hội đọc bản nội qui của hội Thích Thiện Minh và Hội Thích Như Đạt, tuy nhiên hôm qua có bài viết Tâm Thư của nhóm người trong hội Thích Thiện Minh gởi đến tôi qua email, trong bài viết nầy có đề cập đến hai điểm chính của hội Thích Thiện Minh. Nhìn qua hai điểm nầy bấy giờ tôi mới hiểu tại sao Gíao hội đã không tiếp tục nhận tiền của hội Thích Thiện Minh trong quá khứ. Tôi xin trích và có ý kiến về hai điểm đó như sau, và sau nầy nếu ai có nguyên bản nội qui của hai hội nầy nếu có thể được xin vui lòng gởi cho tôi được tường lãm :
  1. Ban Điều Hợp (của Hội Thích Thiện Minh) liên lạc trực tiếp với Giáo Hội Trong nước.
  2. Phổ biến thông tin liên quan đến GHPGVNTN và các sinh hoạt tu học Phật Giáo.
Về điều thứ nhất : Các Khuôn hội chính danh của Giáo Hội như các Miền Quảng Đức, Miền Thiện Luật, Miền Đôn Hậu, hay Miền Khuông Việt, và các ban Hộ Trì Tam Bảo… còn chưa có được đặc quyền chính thức như điều thứ nhất đòi hỏi trong bản nội qui hội Thích Thiện Minh, hà huống gì hội Thích Thiện Minh hay hội Thích Như Đạt lại được đặc quyền nầy ? Qui tắc hành chánh của Gíao hội là tiến hành theo hàng dọc. Các ban ngành theo thứ tự đệ đạt từ dưới đi lên. Hội Thích Thiện Minh hay hội Thích Như Đạt nếu muốn tham chánh thì cũng phải bắt đầu ghi danh từ cơ sở căn bản Gíao hội Hải Ngoại mà xây dựng và tuân hành chính xác theo bản Hiến Chương Giáo Hội ; còn nếu muốn không phục tùng cơ cấu Gíao hội Hải Ngoại, tức muốn làm một hội bình thường bên ngoài, thì sự cúng dường phải tự nguyện một cách vô vị lợi mới đúng. Lại nữa vì sự an toàn cho Giáo Hội, chỉ có một số thành viên lãnh đạo Hải Ngoại như trường hợp Văn Phòng II hay Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế mới có thể trực tiếp tiếp xúc Giáo Hội trong nước, còn ngoài ra phần đông từ trước đến nay những ai muốn tiếp với Giáo Hội trong nước nếu không có gì quan trọng đều phải thông qua những thành viên lãnh đạo hay tự thăm viếng vãng lai chư Tăng trong nước. Nay nếu vì không được chấp thuận đặc quyền nầy mà hội nầy tỏ ra bất mãn không tiếc lời phản bác trên chốn công cộng, thì sau nầy làm thế nào bảo mật được cho Giáo Hội ? Đó là chưa nói lên tánh cách vô lý, vì không được chấp nhận cúng dường mà sân hận thì không đúng với tinh thần Phật tử.
Về điều thứ hai : Các thành viên Giáo Hội Hải Ngoại cũng như Chánh Đại Diện các miền trừ vị Chủ Tịch và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, đều không có quyền chánh thức tự ý phổ biến tin liên quan đến Giáo Hội vì phải bảo vệ tiếng nói thống nhất của Giáo Hội. Nay nếu hội Thích Thiện Minh hay hội Thích Như Đạt muốn được đặc quyền nầy thì khác nào được trở thành một phòng Thông Tin chính thức thứ hai của Giáo Hội ? Nói dễ hiểu theo cơ cấu thế tục, có hai đại diện chánh thức phát ngôn viên cho một quốc trưởng. Điều đó dễ dàng dẫn tới tình trạng kẻ phát ngôn xuôi, người phát ngôn ngược. Người ta không hiểu Giáo Hội đang muốn nói cái gì. Lại nữa những hội nầy không phải là thành viên của Giáo Hội và không tuân theo Hiến Chương của Giáo Hội thì ai dám giao cho nhiệm vụ lạ lùng vậy.
Vì thế đó là lý do tại sao Giáo hội không nhận tiền cúng dường của hội Thích Thiện Minh trong quá khứ. Còn về hội Thích Như Đạt, để tỏ rõ vấn đề hơn — nếu ai có bản nội qui của hội nầy xin công bố ra để mọi người cùng nghiên cứu thì mới gọi là chánh danh hay không. Vì danh có chánh thì ngôn mới thuận. Ngôn có thuận thì việc mới thành. Danh đây chính là bản nội qui. Ngôn đây chính là lý lẽ trong sáng trong bản nội qui.
5. Trở về hai Bức Thư Thông Bạch của Viện Hoá Đạo gởi ra qua Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ngày 03 tháng 05 vừa qua. Trong thư nầy có nêu ra ba lý do mà VHĐ không nhận tiền cúng dường của hội Thích Như Đạt như sau :

ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM [ngày 13-4-2018] Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal và Bà Phó Chủ tịch USCIRF bảo vệ cuộc vận động trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ — Phỏng vấn DB Alan Lowenthal & Bà Kristina Arriaga


• Đài Phật giáo Việt Nam phát về Việt Nam tại làn sóng ngắn 31 thước, 9930 Ki lô Hertz từ 19 giờ đến 19 giờ 30 mỗi tối thứ Sáu. Kính mong quý thính giả hoan hỉ viết thư về Đài cho biết tình hình bắt đài có trở ngại, hay khó khăn gì không, để Đài kíp hoàn thiện.


ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal và Bà Phó Chủ tịch USCIRF bảo vệ cuộc vận động trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ — Phỏng vấn DB Alan Lowenthal & Bà Kristina Arriaga
 
 
Chương trình thứ Sáu 13-4-2018 tuần này xin mời nghe 2 cơ quan quan trọng của Hoa Kỳ, Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos Quốc hội Mỹ và Uỷ hội Hoa kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới bảo trợ cuộc vận động trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ & Phỏng vấn Dân biểu Alan Lowenthal và lời Phát biểu của Bà Kristina Arriaga. Xin bấm vào dưới đây để nghe, trường hợp không thể bắt sóng vào lúc 19 giờ / giờ Việt Nam trên làn sóng ngắn 31 mét 9930 kilô Hertz :
 
Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :
http://queme.org/vi/dpgvn-13-4-2018
 
Nếu có vấn đề, kính xin thông báo Đài Phật giáo Việt Nam để chúng tôi chỉ dẫn bổ túc. Đài Phật giáo Việt Nam mong được chư Tôn đức, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới đón nghe và góp ý để công cuộc truyền thông ngày một thăng.
PTTPGQT

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 11-4-2018 Dân biểu Alan Lowenthal bảo trợ vận động trả tự do cho Người Tù vì Lương thức Tăng Thống Thích Quảng Độ theo “Kế hoạch Bảo vệ Tự do” của Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Quốc hội Hoa Kỳ — Bà Phó Chủ tịch Kristina Arriaga cho biết Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới cũng đã quyết định bảo trợ Đức Tăng Thống


PARIS, ngày 11.4.2018 (PTTPGQT) — 30 Tết âm lịch năm nay, Uỷ hội Nhân quyền Tom Lantos tổ chức cuộc điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ dưới chủ đề “Bảo vệ những Người Tù vì Lương thức – Defending Prisoniers of Conscience”, với sự tham gia điều trần của 4 Dân biểu Randy Hultgren (Cộng hoà), James McGovern (Dân chủ), Sheila Jackson Lee (Dân chủ), Alan Lowenthal (Dân chủ), và các tổ chức lớn như Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (US Commission on International Religious Freedom), Ân Xá Quốc tế, Freedom House v.v… như Thông cáo báo chí của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phát hành ngày 22 tháng 2 năm 2018 loan tải.
Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã cung cấp đầy đủ tài liệu về Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và trường hợp bách hại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) đến Dân biểu Alan Lowenthal và Bà Kristina Arriaga.
Tại cuộc điều trần nói trên, Dân biểu liên bang thuộc địa hạt 47 tại tiểu bang California, ông Alan Lowenthal, đã đọc bức thư của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ viết cho Dân biểu từ Saigon hôm mồng 2 tháng 2 đầu năm nay, và đề xuất đưa Đức Tăng Thống vào “Kế hoạch Bảo vệ Tự do”(Defending Freedoms Project) của Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ.
Nhiều tổ chức khác cũng đề cập tới trường hợp quản chế bất hợp pháp Đức Tăng thống, như BàKristina Arriaga, Phó Chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới.
Ông Lý Vĩnh Phong, Chánh Văn Phòng Quận Cam của Dân biểu Alan Lowenthal vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế bản Thông cáo Báo chí phát hành ngày 9-4-2018, xác nhận Dân biểu Alan Lowenthal chính thức nhận bảo trợ vận động trả tự do cho Người Tù vì lương thức Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ qua “Kế hoạch Bảo vệ Tự do” (Defending Freedoms Project) của Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ.
Bản thông cáo viết :
“Dân Biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal (CA-47) đã chính thức nhận “bảo trợ” tranh đấu cho Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, qua Chương trình Bảo vệ quyền tự do, Defending Freedoms Project của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.
 Dân Biểu Lowenthal và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Việt Nam năm 2015
Dân Biểu Lowenthal và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Việt Nam năm 2015
Dân Biểu Lowenthal và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Việt Nam năm 2015

“Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thích Quảng Độ đã liên tục bị quản thúc tại gia một cách bất hợp pháp từ năm 1998 cho đến nay vì các hoạt động cho tự do tôn giáo của Ngài, chống lại chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Cộng sản Việt Nam.  Là một vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo được nhiều người biết đến và cũng là một học giả, nhà bất đồng chính kiến với 16 lần được đề cử cho Giải Nobel Hòa Bình, lòng kiên trì tranh đấu vì tự do tôn giáo của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ là nguyên nhân mà Ngài đã phải chịu hơn ba thập niên bị lưu giam, cầm tù và quản thúc tại gia bởi nhà cầm quyền CSVN.
“Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã chịu nhiều sự đàn áp trong nhiều thập niên qua chỉ vì Ngài đã can đảm đứng lên nói lên tiếng nói vì tự do tôn giáo và các quyền tự do căn bản của con người,” Dân Biểu Lowenthal đã phát biểu như sau. “Tôi hãnh diện được trở thành người tranh đấu cho Hòa Thượng và tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho sự tự do của Ngài.”

[VCHR] Phản đối bản án khắt khe, tàn bạo dối với Luật sư Nguyễn Văn Đài và các thành viên Hội Anh Em Dân chủ


PARIS, 5 tháng 4 năm 2018 (VHCR) — Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam hết sức bất bình trước những bản án khắt khe của Toà án Nhân dân Tối cao ở Hà Nội giáng xuống cho những nhà hoạt động trong phiên xử kéo dài chỉ một ngày và vi phạm mọi tiêu chuẩn quốc tế. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế ; Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế ; Ký giả Trương Minh Đức bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế ; Nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển bị kết án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế ; Nhà hoạt động Lê Thu Hà bị kết án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế ; Nhà hoạt động Phạm Văn Trội bị kết án 7 năm tù giam và 1 năm quản chế. Tất cả đều bị kết án cùng tội danh  “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tuyên bố : “Việt Nam giam tù ông Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà ròng rã 2 năm trước khi đưa họ ra trước nền pháp lý trò hề gây kinh tởm. Ai ai cũng nghi ngại một phiên toà bất công, nhưng ngoài mọi sự chờ đợi chúng tôi vẫn hy vọng Việt Nam chịu thay đổi. Mối hy vọng này – cùng tương lai của những nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm – đã đột ngột đỗ vỡ hôm nay với những bản án độc ác vừa tuyên xưng”.
Ông Võ Văn Ái kêu gọi cộng đồng thế giới hãy có hành động quyết liệt trước những vi phạm có hệ thống đối với những cam kết tôn trọng nhân quyền của Việt Nam. Đặc biệt ông kêu gọi Liên Âu đóng băng việc chuẩn y Hiệp ước Tự do Mậu dịch Việt Nam – Liên Âu dự trù ký kết trong năm nay. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào tháng 12 năm 2015 khi ông đi gặp Phái đoàn Liên Âu đến Hà Nội dự cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên Liên Âu – Việt Nam. Ông Ái nói “Việt Nam không thể nào tự do đàn áp công dân họ mà chẳng sợ bị trừng phạt. Cộng đồng thế giới cần nói rõ không thể nào giao thương như thường lệ với Việt Nam bao lâu nhân quyền chưa cải tiến, khởi sự bằng việc trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài và các người cộng sự”.

ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM [ngày 6-4-2018] Vụ xử án tàn bạo đối với Nhóm Nguyễn Văn Đài — Câu Chuyện Cuối Tuần về Nhân Minh học Phật giáo.


• Đài Phật giáo Việt Nam phát về Việt Nam tại làn sóng ngắn 31 thước, 9930 Ki lô Hertz từ 19 giờ đến 19 giờ 30 mỗi tối thứ Sáu. Kính mong quý thính giả hoan hỉ viết thư về Đài cho biết tình hình bắt đài có trở ngại, hay khó khăn gì không, để Đài kíp hoàn thiện.


ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Vụ xử án tàn bạo đối với Nhóm Nguyễn Văn Đài — Câu Chuyện Cuối Tuần về Nhân Minh học Phật giáo
 
 
Chương trình thứ Sáu 6-4-2018 tuần này xin mời nghe Vụ xử án tàn bạo đối với Ls Nguyễn Văn Đài và Hội Anh Em Dân chủ — 3 Tổ chức Nhân quyền Quốc tế phản đối & Câu Chuyện Cuối Tuần về Nhân Minh học Phật giáo và Mục Thế Giới Ủng hộ Chúng ta. Xin bấm vào dưới đây để nghe, trường hợp không thể bắt sóng vào lúc 19 giờ / giờ Việt Nam trên làn sóng ngắn 31 mét 9930 kilô Hertz :
 
Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :
http://queme.org/vi/dpgvn-6-4-2018
 
Nếu có vấn đề, kính xin thông báo Đài Phật giáo Việt Nam để chúng tôi chỉ dẫn bổ túc. Đài Phật giáo Việt Nam mong được chư Tôn đức, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới đón nghe và góp ý để công cuộc truyền thông ngày một thăng.
PTTPGQT

(VCHR) Ba Tổ chức Nhân quyền Quốc tế lên tiếng yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Văn Đài và các thành viên Hội Anh Em Dân chủ


PARIS-GENEVE, 3-4-2017 (VCHR & The Observatory) – Nhà cầm quyền Việt Nam hãy huỷ bỏ tức khắc mọi cáo buộc đối với Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, và 7 thành viên Hội Anh Em Dân chủ và trả tự do ngay cho họ, Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders, là tổ chức liên đới với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, FIDH), và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMTC), cùngỦy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights, VCHR) lên tiếng kêu gọi hôm nay.
Nguyễn Văn Đài, người sáng lập Hội Anh Em Dân chủ, người phụ tá Lê Thu Hà, và các thành viênTrương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển sẽ bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đem ra xét xử ngày 5 tháng 4 năm 2018, họ có nguy cơ đối diện với những án tù từ 12 năm tù giam đến chung thân hay tử hình.
Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), bà Debbie Stothard nói rằng : “Cộng đồng quốc tế không thể mập mờ, mà phải lên tiếng kết án chính quyền Việt Nam tiếp diễn đàn áp không ngừng xã hội dân sự và yêu cầu trả tự do tức khắc, vô điều kiện cho Nguyễn Văn Đài, những người cộng sự của ông, và mọi tù nhân chính trị khác tại Việt Nam. Sự tạm giam tuỳ tiện và dài lâu Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đáng cho thế giới đồng thanh bất bình”.

Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà bị bắt giam tuỳ tiện không được xét xử từ ngày 16 tháng 12 năm 2015, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Trội bị bắt tại nhà họ ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Thanh Hoá trong tháng 7 năm 2017, từ đó bị giam giữ tuỳ tiện. Ba thành viên khác của Hội, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Văn Túc và Trần Thị Xuân bị bắt và tạm giam giữa tháng 7 đến tháng 10 năm 2017. Theo dự trù, Nguyễn Văn Túc sẽ đem ra xét xử ngày 10 tháng 4 sắp tới ở tỉnh Thái Bình.

Monday, 2 April 2018

ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM [ngày 30-3-2018] Thư Ngỏ của 3 Tổ chức Nhân quyền gửi Tổng Thống Pháp yêu cầu áp lực Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chấm dứt đàn áp nhân quyền và tôn giáo — Phỏng vấn FIDH về nội dung Thư Ngỏ và xuất xứ 3 Tổ chức ký tên


• Đài Phật giáo Việt Nam phát về Việt Nam tại làn sóng ngắn 31 thước, 9930 Ki lô Hertz từ 19 giờ đến 19 giờ 30 mỗi tối thứ Sáu. Kính mong quý thính giả hoan hỉ viết thư về Đài cho biết tình hình bắt đài có trở ngại, hay khó khăn gì không, để Đài kíp hoàn thiện.

ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Thư Ngỏ của 3 Tổ chức Nhân quyền gửi Tổng Thống Pháp yêu cầu áp lực Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chấm dứt đàn áp nhân quyền và tôn giáo — Phỏng vấn FIDH về nội dung Thư Ngỏ
và xuất xứ 3 Tổ chức ký tên
Chương trình thứ Sáu 30-3-2018 tuần này xin mời nghe Thư Ngỏ của 3 Tổ chức Nhân quyền gửi Tổng Thống Pháp yêu sách áp lực Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chấm dứt đàn áp nhân quyền và tôn giáo — Phỏng vấn 2 ông Andreas Georgetta và Võ Văn Ái về nội dung Thư Ngỏ và xuất xứ 3 tổ chức Nhân quyền ký tên & Ký giả Thu Nga phỏng vấn Cư sĩ Võ Văn Ái và Nữ sĩ Ỷ Lan. Xin bấm vào dưới đây để nghe, trường hợp không thể bắt sóng vào lúc 19 giờ / giờ Việt Nam trên làn sóng ngắn 31 mét 9930 kilô Hertz :
Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :
http://queme.org/vi/dpgvn-30-3-2018
http://pttpgqt.org/2018/03/30/dpgvn-30-3-2018
https://youtu.be/B42ZCdGu4D4

Bấm vào đây để thu thanh chương trình này :
(Go To) https://tinyurl.com/ybcqrzpw
Nếu có vấn đề, kính xin thông báo Đài Phật giáo Việt Nam để chúng tôi chỉ dẫn bổ túc. Đài Phật giáo Việt Nam mong được chư Tôn đức, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới đón nghe và góp ý để công cuộc truyền thông ngày một thăng.
PTTPGQT

(VCHR) Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Paris : một chuyến đi trao đổi hàng hoá với Siêu thị Tây — Đài Á châu Tự do phỏng vấn FIDH về nội dung Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Pháp yêu sách áp lực cho Nhân quyền và xuất xứ 3 tổ chức Nhân quyến ký tên


PARIS, ngày 29.3.2018 (VCHR) – Nói về một chuyến đi : Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, công du Pháp từ ngày 25 đến 27 tháng 3 vừa qua, gọi là để kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Pháp Việt và 5 năm đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Ông kéo theo một phái đoàn nặng ký cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, v.v… với số lượng 40 người.
Tuy nhiên, có thể kết luận chuyến đi này như một gã lái buôn đến một Siêu thị Tây mua hàng hoá. Mọi lễ nghi tiếp đón người đứng đầu cai trị Việt Nam không được thực hiện như thường lệ dành cho Quốc khách. Báo chí Pháp im lặng nói đến “nhân vật” chính trị đầu não Hà Nội, ngoài sự đăng tin các ký kết mua máy bay hay thiết lập tàu hầm tại Hà Nội trị giá lên bạc tỉ. Truyền thanh truyền hình trên các hệ thống Pháp chẳng một lời nhắc nhở chuyến công du của Người Số 1 Hà Nội.
Tổng Thống Pháp, Emmanuel Macron, thì lên lời tuyên bố báo động tình hình làm ăn chưa mấy triến triển giữa hai nước, đại ý ông nói : “Chúng ta phải có mặt tại Việt Nam nhiều hơn nữa, so với giao thương thế giới, Việt Nam chỉ dành cho Pháp 1% thôi, tình trạng Pháp thoại cũng đang thối lùi tại Việt Nam”.
Biết rõ sự lơ là của báo chí Pháp, ông Trọng tự mình thao tác quảng cáo cá nhân mình, bằng cách thuê đăng quảng cáo trọn một trang trên nhật báo Le Monde, tờ báo chính trị của giới trí thức Pháp, in hình mình cười nụ với bài viết “Viễn tượng tốt đẹp trong quan hệ Việt Pháp”. Giá thuê đăng gần 200.000 nghìn Euros tính cả tiền thuế giá trị gia tăng (VAT / TVA 20%).
Mình có thế nào thì Tây mới chối từ viết bài ca tụng mình, nhại kiểu nói thích khoái của Tổng Bí thư. Thế thì ta cứ đề cao ta cho Tây nó biết ! Thỉnh thoảng nhật báo Le Monde vẫn từng nhận tiền thuê đăng cho các ông Hoàng Dầu lửa tại các nước Ả Rập đàn áp nhân quyền, hay các nước Phi châu mang thói mèo khen mèo dài đuôi thuê đăng quảng cáo như thế.
Trong không khí làm ăn mua bán, bánh sáp đi bánh chì lại,  bỗng nổi cộm vấn đề Nhân quyền và đàn áp tôn giáo thông qua bức Thư Ngỏ do 3 Tổ chức Nhân quyền ký tên chung (Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Hội Nhân quyền Pháp quốc), gửi Tổng Thống Pháp yêu sách áp lực Việt Nam trả tự do cho các tù nhân vì lương thức, chấm dứt mọi sách nhiễu, công an bạo hành đối với các xã hội dân sự, chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo, và huỷ bỏ những điều luật chống nhân quyền trong nền Độc tài Pháp trị của Hà Nội. Hai hãng thông tấn Reuter và AFP, các Đài RFA, VOA, RFI cùng các báo lớn tại Paris, như Le Point, Libération, Challenges, v.v… đều loan tải Thư Ngỏ yêu sách này.
Phóng viên Ỷ Lan của Đài Á châu Tự do đã làm cuộc phỏng vấn sau đây về nội dung Thư Ngỏ cũng như xuất xứ 3 Tổ chức Nhân quyền quốc tế ký tên chung :

(VCHR) Ba Tổ chức Nhân quyền yêu cầu Tổng Thống Emmanuel Macron áp lực Việt Nam giải toả đàn áp nhân quyền và tôn giáo nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công du Pháp


PARIS, 24 tháng 3 năm 2018 (VCHR) — Ba Tổ chức Nhân quyền có trụ sở tại Paris, là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR)  Hội Nhân quyền Pháp quốc (LDH) ký chung bức Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Pháp Emmanuel Macronnhân chuyến công du của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Pháp từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 3 năm nay. Nhân danh cho ba tổ chức, Dimitris Christopoulos, Chủ tịch FIDH,Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Malik Salemkour, Chủ tịch Hội Nhân quyền Pháp quốc, kêu gọi Tổng Thống Pháp hãy đặt ra những câu hỏi nóng bỏng cho nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt, ba Tổ chức yêu cầu Tổng Thống Macron áp lực Việt Nam trả tự do cho các tù nhân vì lương thức, chấm dứt mọi sách nhiễu, bạo hành công an đối với các xã hội dân sự, cũng như chấm dứt các cuộc đàn áp tôn giáo và huỷ bỏ mọi điều luật chống-nhân-quyền.
Toàn văn Thư Ngỏ viết như sau, do Cơ sở Quê Mẹ dịch từ bản Pháp văn :
 
Kính gửi Ngài Emmanuel Macron
Tổng Thống Cộng hoà Pháp quốc
Điện Elysées
55 rue du Faubourg Saint-Honoré
75008 Paris
France
Paris, ngày 24 tháng 3 năm 2018

THƯ NGỎ

Gửi Tổng Thống Cộng hoà Pháp quốc nhân chuyến công du của
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng


Thưa Tổng Thống,
Tổng Thống vừa mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng viếng thăm chính thức nước Pháp, nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Pháp – Việt, đồng thời kỷ niệm 5 năm Đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Làm như thế, nước Pháp sẽ đón tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam như tiếp đón một Quốc trưởng hay Thủ tướng Chính phủ.
Hẳn nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam không là một đảng bình thường, mà là Đảng duy nhất cầm quyền nước Việt, một đảng mà tháng 11 vừa qua, ra lệnh cấm các đảng viên không dược nêu lên vấn đề dân chủ, phân chia quyền lực hay đa nguyên chính trị, ai không tuân hành sẽ bị khai trừ khỏi đảng.